Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực?

Hợp đồng nhà đất là một trong những dạng của hợp đồng dân sự với thỏa thuận trên giấy tờ. Vì thế, để hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực thì hợp đồng đó phải đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự nói chung cũng như các quy định của riêng nó. Vậy hợp đồng mua bán có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

Điều kiện về chủ thể thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất

Chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm bên mua và bên bán, cả hai đều phải đảm bảo có năng lực hành vi dân sự, tức là có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp chủ thể không có năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ không được chấp nhận.

Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực? 1

Người thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất phải là người có năng lực hành vi dân sự

Điều kiện về nội dung, mục đích hợp đồng mua bán nhà đất

Để hợp đồng mua bán nhà đất phát huy hiệu lực, các chủ thể có trong quan hệ hợp đồng mua bán phải thỏa thuận, xác lập nội dung cũng như mục đích của hợp đồng. Hợp đồng phải đảm bảo không trái đạo đức hay trái pháp luật theo điều khoản của điều 122 Luật Dân sự. Hợp đồng sẽ bị vô hiệu ngay nếu vi phạm vào những điều cấm trong điều 128 Luật Dân sự.

Điều kiện về việc tự nguyện ký kết, xác lập hợp đồng mua bán nhà đất

Theo quy định được đề ra trong bộ Luật Dân sự năm 2005, hợp đồng mua bán nhà đất sẽ được xem là thiếu yếu tố tự nguyện nếu rơi vào những trường hợp sau và tất nhiên, hợp đồng khi này cũng sẽ không có hiệu lực.

  • Hợp đồng giả tạo: Hợp đồng không phản ánh đúng quan hệ đích thực giữa các bên chủ thể, đó là khi hợp đồng được dùng để che đậy giao dịch khác hay hành vi trái pháp luật.
  • Hợp đồng xác lập do nhầm lẫn: Là hợp đồng với nội dung cam kết, thỏa thuận không phản ánh đúng điều chủ thể đã biết và mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng.

Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực? 2

Hợp đồng được xác lập do nhầm lẫn sẽ không có hiệu lực

  • Hợp đồng xác lập do bị lừa dối: Lừa dối là hành vi cố ý của một bên khiến bên còn lại hiểu sai về đối tượng giao dịch mua bán khi xác lập giao dịch đó.
  • Hợp đồng xác lập bởi sự đe dọa: Đây là hành vi của một bên khiến bên kia buộc phải thực hiện giao dịch khi bị uy hiếp về về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản.
  • Hợp đồng xác lập khi không nhận thức: Khi một trong các bên tham gia ký kết hợp đồng khi không nhận thức và làm chủ được hành vi thì hợp đồng cũng sẽ vô hiệu.

Điều kiện về hình thức hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng có hiệu lực phải bằng văn bản và được công chứng chứng thực. Tuy nhiên vẫn có trường hợp có hợp đồng mua bán nhà công chứng nhưng vẫn bị lừa, buộc bạn cần phải chú ý cẩn thận. Mọi điều khoản phải được trình bày trên một chất liệu hữu hình thể hiện một nội dung xác định có thể đọc, lưu giữ và bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung.

Để hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực thì bắt buộc sẽ phải đảm bảo những điều kiện trên. Điều này sẽ giúp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ mua bán nhà đất.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn