Danh sách khu công nghiệp tại Dĩ An, Bình Dương (cập nhật mới)

Tp. Dĩ An hiện là một trong số những địa phương sở hữu số lượng khu công nghiệp lớn của tỉnh Bình Dương. Tính đến năm 2020, đã có 8 khu công nghiệp tại Dĩ An đi vào hoạt động.

Sở hữu lợi thế lớn về vị trí, các dự án khu công nghiệp ở Dĩ An dễ dàng kết nối với trung tâm kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Được coi là đô thị tiềm năng nằm ngay cửa ngõ phía Bắc Tp. Hồ Chí Minh, Dĩ An những năm gần đây có sức tăng trưởng rất lớn.

Không chỉ là điểm nóng của bất động sản Bình Dương, Tp. Dĩ An còn là khu vực có sức hút lớn đối với nguồn vốn FDI. Ngoài nhiệm vụ nâng cao vai trò trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dương đối với vùng công nghiệp. Giai đoạn 2020 - 2025 Bình Dương sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các thành phố trực thuộc điểm, trong đó định hướng phát triển Dĩ An thành thành phố công nghiệp.

Tìm kiếm danh sách và thông tin về các khu công nghiệp tại Bình Dương. Dưới đây là thông kê chính xác nhất tính đến quý 4 năm 2020:

Khu công nghiệp Bình Đường

KCN Bình Đường được thành lập theo quyết định số 196/TTg ngày 26/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Với các ngành nghề thu hút đầu tư chính gồm: giày da, may mặc, sản xuất bao bì, dệt không nhuộm; Gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, chi tiết máy móc thiết bị, cho thuê đất, xưởng là kho chứa hàng​.

  • Chủ đầu tư: Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH Một thành viên
  • Vị trí: phường An Bình, Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Quy mô: 24ha
  • Năm đi vào hoạt động:
  • Tổng vốn đầu tư: 16,562 tỷ đồng

Khu công nghiệp Bình Đường

Khu công nghiệp Sóng Thần

Khu công nghiệp Sóng Thần được thành lập theo quyết định Số 577/TTg ngày 16/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ. KCN chủ yếu thu hút đầu tư thuộc các ngành nghề: Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, lắp ráp và chế tạo; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản; Công nghiệp nhẹ bao gồm may mặc, điện, điện tử.

  • Chủ đầu tư: Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH Một thành viên
  • Vị trí KCN: phường Dĩ An, Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Quy mô: 178,01ha
  • Tổng vốn đầu tư: 245,1 tỷ đồng
  • Năm đi vào hoạt động: 1995

Khu công nghiệp Sóng Thần 2

KCN Sóng Thần 2 được thành lập theo quyết định số 796/TTg ngày 26/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Được triển khai ngay sau khi KCN Sóng Thần 1 đi vào hoạt động.

  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đại Nam
  • Vị trí: thị trấn Dĩ An và phường Tân Đông Hiệp, Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Quy mô: 279,27ha
  • Tổng vốn đầu tư: 423,28 tỷ đồng
  • Năm đi vào hoạt động: 1996

Khu công nghiệp Sóng Thần

Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A

KCN Tân Đông Hiệp A số 1282/QĐ-TTg, ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ, KCN thu hút đa dạng ngành nghề, trong đó có: Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp nhẹ; Ngành cơ khí chế tạo; Chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu;...

  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh bất động sản Dapark
  • Vị trí: phường Tân Đông Hiệp, Tân Bình và Đông Hòa, Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Quy mô: 52,8ha
  • Tổng vốn đầu tư: 73,23 tỷ đồng
  • Năm đi vào hoạt động: 2002

Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A

Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B

Được thành lập theo quyết định số 327/TTg, ngày 02/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B có quy mô 162,92 ha, phát triển đa dạng ngành nghề.

  • Chủ đầu tư: Công Ty TNHH Tập Đoàn Đầu Tư Và Xây Dựng Tân Đông Hiệp
  • Vị trí: phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Tổng vốn đầu tư: 302,406 tỷ đồng
  • Năm đi vào hoạt động: 2001

Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B

Khu công nghiệp Dệt may Bình An

KCN Dệt may Bình An được thành lập theo quyết định số 1722/CP-CN ngày 17/12/2003, dựa trên cơ sở cụm công nghiệp Dệt may Bình An đã hoạt động trước đó.

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Bình Thắng
  • Địa chỉ: phường Bình Thắng, Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương
  • Quy mô: 25,9ha
  • Năm đi vào vận hành: 2004
  • Tổng số vốn đầu tư: 98,777 tỷ đồng
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: may mặc, phụ kiện ngành may, bao bì giấy.

Khu công nghiệp dệt may Bình An

Không ngừng tăng về số lượng khu công nghiệp và hiệu quả kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp trực thuộc. Trong giai đoạn tới, Tp. Dĩ An hứa hẹn sẽ còn nhiều bứt phá đáng chờ đợi.

Tạo "sóng" cho bất động sản khu vực, các KCN chính là lợi thế giúp cho nhà đất có cơ hội phát triển, tăng khả năng sinh lợi và giúp hoạt động kinh doanh, buôn bán sôi nổi.

Ngoài Tp. Dĩ An thì Bàu Cát, Tân Uyên, Thủ Dầu Một hay Bàu Bàng đều là những nơi tập trung nhiều KCN. Và theo quy luật, ở đâu có nhiều KCN thì ở đó có nhà đất phát triển và hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Dễ dàng nhìn thấy ở Bàu Bàng - huyện trọng điểm công nghiệp mới của Bình Dương. Tính đến năm 2022, toàn huyện có 4 KCN gồm KCN Bàu Bàng, KCN Lai Hưng, KCN Cây Trường và KCN Tân Bình. Dự kiến đến năm 2030, các KCN này sẽ được mở rộng thêm diện tích, nâng tổng diện tích đất công nghiệp của toàn huyện lên 6.285,01ha.

Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt các khu đô thị, khu dân cư có thể nói là "ăn theo" sức nóng của các KCN tại đây, như là: Phúc An Garden, Phúc An Garden giai đoạn 2, Uban Dream, Thăng Long 2, Elite Town, Phúc Đạt Gold City, New Land,...

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn