Khu công nghiệp Dầu Giây (Long Thành): những điều cần biết
Sở hữu quy mô 328,3581 ha và đắc địa tại đầu mối giao thông trọng điểm, khu công nghiệp Dầu Giây trở thành dự án đặc biệt quan trọng của huyện Long Thành trong nhiều năm nay.
Trước sức phát triển nhanh chóng của kinh tế và hạ tầng cơ sở tại Long Thành, khu vực này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng dự án khu công nghiệp trên địa bàn huyện liên tục tăng. Đặc biệt, với vai trò là trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng của tỉnh Đồng Nai, các hoạt động đầu tư càng trở nên sôi động hơn.
So với nhiều khu công nghiệp thành lập cùng thời điểm, KCN Dầu Giây không hề tỏ ra thu kém mà càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với kinh tế địa phương và mối liên kết giữa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Đến thời điểm hiện tại, KCN Dầu Giây vẫn đang thu hút nhiều doanh nghiệp, nhu cầu thuê đất khu công nghiệp để phát triển sản xuất/kinh doanh công nghiệp liên tục tăng cao. Để hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển của khu công nghiệp này, anh/chị nên xem qua những thông tin dưới đây:
Chủ đầu tư khu công nghiệp Dầu Giây là ai?
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Dầu Giây
Công ty CP Khu công nghiệp Dầu Giây là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện dự án khu công nghiệp Dầu Giây theo giấy chứng nhận ĐKKD số 3600854383 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 11/10/2006 và theo quyết định thành lập số 2802/QĐ-UBND ngày 27/08/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai.
- Địa chỉ: Km 2, Tỉnh lộ 769, Xã Bàu Hàm 2, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai
- Ngày cấp giấy phép: 11/10/2006
- Mã số thuế: 3600854383
Vị trí khu công công nghiệp Dầu Giây
- Vị trí chính xác: nằm ở vị trí giao điểm giữa Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 và đường tỉnh 769, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Với lợi thế nào ở đầu mối quan trọng của tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam Bộ, vì vậy khả năng kết nối của khu công nghiệp Dầu Giây được đánh giá cực kỳ cao.
- Cách Quốc lộ 1 hướng ngã tư Dầu Giây vào: 2 km
- Cách Quốc lộ 20 hướng ngã tư Dầu Giây đi Đà Lạt: 2 km
- Nằm trên đường tỉnh 769 đi Long Thành - TP mới Nhơn Trạch và cụm cảng Thị Vải
- Phía Bắc giáp đường sắt Bắc Nam, ga và kho bãi Dầu Giây thuận tiện cho lưu thông hàng hóa bằng đường sắt đi các nơi.
- Phía Đông giáp đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tiết kiệm thời gian đi lại, vận chuyển
- Cách cảng hàng không Quốc tế Long Thành: 26 km
- Cách cảng Đồng Nai: 35km
- Cách cảng Phú Mỹ: 63km
- Cách cảng Cát Lái: 60km
- Cách cảng Cái Mép: 65km
Ngoài ra, KCN Dầu Giây còn dễ dàng tạo mối liên kết chặt chẽ với nhiều KCN như:
- Khu công nghiệp Amata Long Thành
- Khu công nghiệp Giang Điền
- Các khu công nghiệp tại Nhơn Trạch
- Khu công nghiệp An Phước
- Khu công nghiệp Long Đức
- ...
Quy mô dự án KCN Dầu Giây
- Tổng diện tích: 328,3581 ha
- Năm đi vào hoạt động: 2006
- Tổng số vốn đầu tư bán đầu: 566 tỷ đồng
- Định hướng phát triển: công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xanh – sạch
- Cơ cấu sử dụng đất khu công nghiệp chi tiết:
- Đất xây dựng xí nghiệp: 211,20 ha
- Đất cây xanh: 56,79 ha
- Đất trung tâm dịch vụ: 7,62 ha
- Đất kho tàng, bến bãi: 8,16 ha
- Đất hạ tầng kỹ thuật: 4,47 ha
- Đất giao thông: 40,11 ha
Ngành nghề thu hút đầu tư tại KCN Dầu Giây
- Cơ khí chế tạo máy: Ưu tiên các ngành sản xuất, lắp ráp các phương tiện vận chuyển, chế tạo máy móc phục vụ các ngành nông nghiệp, công nghiệp
- Điện, điện tử, công nghệ thông tin: Ưu tiên sản xuất linh kiện phụ tùng, các sản phẩm điện, điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, thiết bị thông tin
- Hóa dược: Ưu tiên sản xuất dược liệu, dược phẩm, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, hương liệu, cao su kỹ thuật cao
- Dệt may: Các sản phẩm dệt, may mặc, thêu đan, sản xuất giày dép và phụ kiện ngành giày và dệt may
- Vật liệu xây dựng: Sản xuất kính, gốm sứ, gạch đá, các vật liệu xây dựng khác.
- Công nghiệp chế biến đồ gỗ, giấy và trang trí nội thất
- Thực phẩm nông nghiệp: Sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm, đồ uống … trong đó không chế biến bột mì và thực phẩm có màu
- Công nghiệp tiêu dùng phục vụ đời sống
Giá thuê đất/nhà xưởng thuộc KCN Dầu Giây
- Giá cho thuê đất đã có cơ sở hạ tầng: 58 USD/m2/41 năm
- Phí quản lý: 0.4 USD/m2/năm
- Giá điện: Giờ cao điểm 2.637đ/kwh, giờ bình thường 1.453đ/kwh, giờ thấp điểm 934đ/kwh
- Giá nước sạch: 11.500đ/m2
- Phí xử lý nước thải: 1.350đ/m3
Tiềm năng phát triển khu công nghiệp Dầu Giây trong tương lai
Được xem là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài như: Hồng Kông, Hàn Quốc,... đến cuối năm 2017, KCN đã nhanh chóng thu hút được 19 doanh nghiệp đăng ký hợp đồng thuê đất với trên 119 ha, đạt tỷ lệ 57,9 %, với các thương hiệu lớn như: CJ VINA AGRI; DE HEUS, Lái Thiêu, Longwell,... So với nhiều KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, KCN Dầu Giây có thể xem là dự án sử dụng hiệu quả quỹ đất/tổng vốn đầu tư.
Với hơn 12 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất các đây 02 năm, đến nay KCN đã có hơn 20 doanh nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả và tạo ra hơn 20.000 công việc cho lao động địa phương cũng như nhiều tỉnh lân cận.
Trong những năm tới, khu công nghiệp Dầu Giây sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước. Đồng thời hướng đến tỷ lệ lấp đầy KCN lên 100% trong 5 năm tới.
Với những gì đã và đang đạt được, KCN Dầu Giây hướng đến mục tiêu trở thành một trong những KCN kiểu mẫu có hiệu quả kinh tế xã hội lớn, giúp tỉnh Đồng Nai tiếp tục khẳng định vị thế trong khu vực Đông Nam Bộ.
>>>> Xem thêm: