Thông tin về huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đầy đủ nhất

Khám phá huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng từ A - Z để biết vị trí, diện tích, dân số, hành chính, kinh tế, các địa điểm nổi bật,...

Từ sự nóng sốt của thị trường bất động sản Lâm Đồng, cái tên Bảo Lâm bắt đầu được nhiều người chú ý và tìm hiểu hơn. Việc nắm được các thông tin chi tiết về huyện Bảo Lâm sẽ giúp bạn biết được đặc điểm của khu vực, những điểm nổi trội, từ đó xác định được tiềm năng phát triển của huyện này.

Bảng thông tin tổng quan về huyện Bảo Lâm:

Diện tích 1465 km2
Dân số Năm 2018: 118.420 người
Thành lập 11/07/1994
Hành chính 1 thị trấn, 13 xã
Huyện lỵ Thị trấn Lộc Thắng
Trụ sở UBND Số 2 Nguyễn Tất Thành, tổ dân phố 2, thị trấn Lộc Thắng
Biển số xe 49-H1 xxx.xx

Vị trí địa lý huyện Bảo Lâm

 huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) 1

Cũng giống như Tp. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm nằm trên cao nguyên Di Linh có độ cao trung bình 900m. Vị trí của huyện được xác định bởi tứ phía như sau:

  • Phía Bắc giáp Tp. Gia Nghĩa và huyện Đắk R’lấp, Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông
  • Phía Nam giáp huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc của tỉnh Bình Thuận
  • Phía Đông giáp huyện Di Linh
  • Phía Tây giáp huyện Đạ Tẻh, Cát tiên
  • Phía Tây Nam giáp huyện Đạ Hoai và Tp. Bảo Lộc (huyện Bảo Lâm gần như ôm trọn Tp. Bảo Lộc).

Vị trí của huyện Bảo Lâm cách Tp. HCM 210km về phía Đông Bắc, cách Tp. Đà Lạt 140km về phía Tây Nam và cách trung tâm Tp. Bảo Lộc khoảng 8km về phía Bắc.

Địa hình, khí hậu huyện Bảo Lâm

huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) 2

Về địa hình, huyện Bảo Lâm sở hữu địa hình vùng sơn nguyên tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 900 so với mực nước biển. Huyện sở hữu nhiều ngọn núi có độ cao tương đối như Tiou Hoan (1.444m), BNom Quanh (1.131m), BNom Rla (1.271m),...

Về khí hậu, huyện Bảo Lâm nằm trong vùng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 11) và mùa khô (từ tháng 4 - tháng 4 năm sau). Nhiệt độ có sự khác nhau giữa các khu vực, càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm.

Lượng mưa hàng năm tại đây khá lớn, trung bình 2.000 - 2.500mm, trữ lượng nước dồi dào (8 - 10 tỷ m3/năm). Lượng mưa dồi dào và ổn định, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp quanh năm.

Tài nguyên thiên nhiên huyện Bảo Lâm

Bảo Lâm là huyện được đánh giá có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cụ thể:

Tài nguyên nước

Nơi đây có nhiều con suối lớn bắt nguồn từ dòng sông La Ngà như: Đa Tong Kriong, Đa Dung Krian, Đạ Riam, Đạ Bình,... Ngoài ra, ở phía Bắc của huyện còn có nhiều dòng suối lớn với nhiều nhánh suối nhỏ đổ vào sông Đa Dâng - ranh giới tự nhiên với tỉnh Đắk Nông như suối Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou,... Đồng thời, huyện cũng có nguồn năng lượng thủy điện dồi dào như ĐaNhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,...

Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản tại Bảo Lâm được đánh giá là dồi dào nhất tỉnh Lâm Đồng, chiếm 10% giá trị tài nguyên khoáng sản vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, tài nguyên Bauxit chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Tài nguyên du lịch

huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) 3

Huyện Bảo Lâm không có nhiều địa điểm du lịch nổi bật như Tp. Đà Lạt hay Tp. Bảo Lộc. Nhưng tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện cũng khá phong phú với nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, như là:

  • Hồ Bảo Lâm ở thị trấn Lộc Thắng
  • Chùa Linh Quy Pháp Ấn ở xã Lộc Thành
  • Thác 7 tầng Tà Ngào ở xã Lộc Thành
  • Hồ Tân Rai từ ranh giới Lộc Quảng đến khu II - Lộc Thắng

Diện tích, dân số huyện Bảo Lâm

  • Diện tích toàn huyện: 1465 km2, chiếm 19% diện tích toàn tỉnh.
  • Dân số năm 2018: 118.420 người.
  • Mật độ dân số: 80 người/km2.
  • Dân tộc: có 21 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh, Mạ, K’ho, Tày, Nùng,... là chủ yếu. Tỷ lệ dân tộc ít người chiếm 30,5%. Tại đây người dân từ các tỉnh miền Bắc vào lập nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn.
  • Thu nhập bình quân: 2,7 triệu đồng/năm

Các đơn vị hành chính của huyện Bảo Lâm

Trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, tính đến năm 2022 huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:

Kinh tế huyện Bảo Lâm

Trong bảng cơ cấu kinh tế của huyện Bảo Lâm thì ngành sản xuất nông nghiệp chiếm đến 80%. Đây cũng là điều dễ hiểu khi huyện có thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, dâu tằm, cây ăn trái có giá trị cao,...

Tuy nhiên, thời gian tới, lãnh đạo huyện Bảo Lâm đang định hướng kinh tế của huyện sẽ phát triển theo hướng chú trọng, ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch, đô thị sinh thái và phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.

huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) 4

Theo số liệu của Báo cáo kinh tế - xã hội của Chi cục Thống kê khu vực Bảo Lộc - Bảo Lâm thì tình hình kinh tế của huyện Bảo Lâm trong quý I/2022 như sau:

  • Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích trồng cây hàng năm là 494,2 ha, tăng 1% so với cùng kỳ; diện tích trồng cây lâu năm là 55.012,1 ha, trong đó diện tích cây cà phê chiếm 37.230 ha, câu chè chiếm 6.618 ha và cây ăn quả chiếm 5.318 ha.
  • Về chăn nuôi: Toàn huyện có 19.052 con lợn, tăng 7,5% so với cùng kỳ; có 2.285 con gà, tăng 6,38% so với cùng kỳ. Tình hình chăn nuôi tương đối ổn định, không có dịch bệnh xảy ra nhưng giá cả có xu hướng giảm do sự ảnh hưởng của Covid-19.
  • Về lâm nghiệp: Khai thác gỗ rừng trồng đạt 389 m3, tăng 4,7% so với cùng kỳ.
  • Về thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 274,62 ha, tăng 1% so với cùng kỳ; sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ước đạt 290 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ.
  • Về sản xuất công nghiệp: Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 75.826 triệu đồng, tăng 3,13% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghệ chế biến - chế tạo đạt 75.832 triệu đồng, tăng 3,13%; công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 3,59%; công nghiệp sản xuất từ kim loại tăng 5,29%.
  • Về xuất - nhập khẩu: Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn huyện ở quý I/2022 sẽ đạt 39 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 0,2 triệu USD. Trong đó, mặt hàng cần nhập khẩu trên địa bàn gồm phân bón NPK vô cơ và bao bì bảo quản hoa phục vụ cho xuất khẩu.
  • Về vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo kế hoạch cho năm 2022 là 466.510 triệu đồng. Có 204 công trình sẽ được đầu tư, gồm 162 công trình chuyển tiếp và 42 công trình khởi công mới. Trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh là 231 triệu đồng, vốn ngân sách huyện là 135.510 triệu đồng.

Văn hóa, xã hội, y tế & giáo dục huyện Bảo Lâm

Song song với phát triển kinh tế thì các vấn đề về xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,... cũng được quan tâm, đẩy mạnh phát triển tại Bảo Lâm.

  • Về văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao: Huyện hiện có 13 nhà văn hóa xã, 115 nhà văn hóa thôn/tổ dân phố, 156 sân bóng chuyền, 14 sân bóng đá 11 người, 9 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, 5 phòng tập thể dục thẩm mỹ và 1 hồ bơi. Ngoài ra, còn có Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao với tổng diện tích 2,7 ha. Toàn huyện có hơn 100 câu lạc bộ, đội văn nghệ và đội cồng chiêng.

huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) 5

  • Về văn hóa - xã hội: Năm 2020, huyện có 12/13 xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới, thị trấn Lộc Thắng đạt chuẩn thị trấn văn minh đô thị, có 134/140 cơ quan/đơn vị/doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và có 27.260/30.178 gia đình được công nhận gia đình văn hóa.
  • Về giáo dục: Năm 2022, huyện có 6 trường trung học phổ thông, 18 trường trung học cơ sở, 34 trường tiểu học và 14 trường mầm non. Ngoài ra còn có 4 trường bán công và 1 trường tư thục đang hoạt động. Thống kê năm 2021, huyện Bảo Lâm có 51/60 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 85%. Theo kế hoạch đến năm 2025, phấn đấu 100% trường học trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
  • Về y tế: Ngoài Trung tâm y tế huyện Bảo Lâm tại thị trấn Lộc Thắng thì trên địa bàn huyện cón có nhiều phòng khám khác đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Quý I/2022, huyện đã tổ chức 9.526 lần khám, điều trị cho 1.088 người và tiêm chủng cho 462 trẻ. Ngoài ra, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng được triển khai tốt, tốc độ tiêm vắc xin diễn ra nhanh chóng.

Cơ sở hạ tầng huyện Bảo Lâm

Về giao thông

huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) 6

Trên địa bàn huyện hiện có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch giúp việc di chuyển, kết nối với các địa phương khác được thuận lợi hơn như là:

  • Quốc lộ 28
  • Đường tỉnh 725
  • Đường Hùng Vương
  • Quốc lộ 20
  • Quốc lộ 44

Đặc biệt, theo bản đồ huyện Bảo Lâm năm 2020 - 2025, giao thông của huyện sẽ có thêm tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt (đi qua huyện dài 8,9km); đồng thời, nâng cấp và mở rộng thêm nhiều tuyến đường hiện có; phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông.

Về khu công nghiệp

Trên địa bàn huyện có 2 cụm công nghiệp đang hoạt động là:

  • Cụm công nghiệp Lộc An, diện tích 27,46 ha
  • Cụm công nghiệp Lộc Thắng, diện tích 32,2 ha

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: chế biến lâm sản, nông sản, vật liệu xây dựng, sản xuất các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp,...

Về khu đô thị, khu nghỉ dưỡng

Đón đầu xu hướng “bỏ phố về vườn”, huyện Bảo Lâm cùng với Tp. Bảo Lộc với điều kiện khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên xinh đẹp trở thành vùng đất nghỉ dưỡng được nhiều người tìm kiếm và lựa chọn hiện nay.

Nắm bắt xu hướng này, nhiều “ông lớn” đã tìm đến và triển khai nhiều các dự án khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, nhằm đáp ứng nhu cầu an cư hoặc “second home” của người dân trong và ngoài khu vực. Điển hình như là:

Khu nghỉ dưỡng Tropicana Garden Bảo Lộc tại xã B’Lá

  • Dự án Happy Valley Bảo Lộc tại xã Lộc Tân
  • Dự án Bảo Lộc Gems Riverside Lâm Đồng tại xã Lộc Ngãi
  • Làng sinh thái Kingdom Ecolake Village Lâm Đồng tại xã Lộc Tân
  • Dự án Valle Lamour - Bảo Lộc Sun Valley ở phường Lộc Quảng
  • Khu biệt thự nghỉ dưỡng Bảo Lộc Greenwich tại xã Lộc Tân
  • Khu du lịch nghỉ dưỡng la Beauté tại xã Lộc Tân

Đặc biệt: Khu nghỉ dưỡng Da Naur villa & homestay & Chợ Lộc Đức mới siêu hot tại xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm đang được giới đầu tư săn đón và kỳ vọng.

Da Naur villa & homestay - thiên đường nghỉ dưỡng chuẩn mực thượng lưu

Được quy hoạch trên diện tích 60.000 m2, Da Naur mang đến cho thị trường 61 sản phẩm đất biệt thự nghỉ dưỡng chuẩn phong cách thượng lưu. Ngay khi vừa ra mắt, dự án đã gây ấn tượng tốt với khách hàng nhờ sự hoàn thiện và chỉn chu về mặt pháp lý.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là việc chủ đầu tư quy hoạch và thiết kế Da Naur để dự án trở thành khu nghỉ dưỡng lý tưởng số 1 hiện nay. Hàng loạt các tiện ích hướng đến nhu cầu vui chơi, giải trí của con người được xây dựng; cộng với thời tiết khí hậu thích hợp để nghỉ dưỡng, kết hợp với cảnh quan xinh đẹp được trời phú,... giúp con người sống tại Da Naur được tận hưởng những giây phút bình yên và thoải mái nhất.

huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) 7

Thời gian tới, theo định hướng phát triển của tỉnh Lâm Đồng, Bảo Lâm sẽ trở thành 1 trong 4 địa bàn trọng điểm của tỉnh để trở thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh và khu vực Tây Nguyên. Để thực hiện được mục tiêu này, huyện Bảo Lâm sẽ phải đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa song song với việc phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng; khai thác hiệu quả các tiềm năng và phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,...

Trên là toàn bộ thông tin về Bảo Lâm, Lâm Đồng hi vọng đã giúp bạn đọc nắm được các thông tin sơ bộ về huyện này, từ đó xác định được tiềm năng và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn