Toàn bộ thông tin xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng

Khám phá xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng bao gồm các thông tin về vị trí, diện tích, dân số, kinh tế, xã hội và tiềm năng phát triển.

Kể từ khi đất Bảo Lâm lọt vào “mắt xanh” của giới đầu tư thì 14 đơn vị hành chính của huyện cũng được đưa vào “tầm ngắm”. Trong đó, xã Lộc An là một trong những cái tên nổi bật được nhiều người quan tâm và tìm kiếm hiện nay.

Nếu bạn cũng đang hướng sự quan tâm đến xã Lộc An, huyện Bảo Lâm thì dưới đây là toàn bộ thông tin bạn nên biết.

Vị trí địa lý

Theo bản đồ quy hoạch huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng thì Lộc An là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Bắc giáp xã Lộc Đức (huyện Bảo Lâm)
  • Phía Nam giáp xã Tân Lạc (Bảo Lâm) và xã Hồ Ninh (huyện Di Linh)
  • Phía Đông giáp xã Hòa Ninh, xã Đinh Trang Hoàng (huyện Di Linh)
  • Phía Tây giáp sông Đại Nga thuộc xã Lộc Nga, xã Lộc Thanh (Tp. Bảo Lộc).

xã Lộc An 1

Diện tích, địa hình, địa chất, khí hậu

Tổng diện tích toàn xã: 4849,39 ha.

Địa hình: Nhiều đồi núi thấp, triền dốc và lượn sóng. Có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 830m.

Lộc An là xã có hệ thống thủy văn dồi dào với sự có mặt của các con sông suối, hồ đập sau: sông Đại Nga, suối Dabin, suối Daniuih, hồ đập 3, hồ Dampin, hồ thôn 6, đập An Bình.

Địa chất: Đất chủ yếu tại đây là đất đỏ bazan thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cafe, hồ tiêu, cây ăn quả.

Trong bảng cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích với 4215,67 ha.

Khí hậu: Xã Lộc An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao nguyên có đặc điểm: gió Tây Nam, nhiệt độ trung bình từ 5,1 - 31,6 độ C, lượng mưa trung bình 2513 ml, độ ẩm trung bình 75%.

xã Lộc An 2

Dân số, dân cư, hành chính

Dân số năm 1999 là: 16.491 người. Mật độ dân số đạt 340 người/km2. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,49%/năm, Lộc An được xem là mảnh đất hấp dẫn được nhiều người di cư lựa chọn định cư.

Dân cư: Đa số là dân tộc kinh. Ngoài ra còn có dân tộc K’ho, Hoa, Tày, Thái, Nùng, Khơ me,...

Tôn giáo: Chủ yếu theo đạo Phật. Ngoài ra còn có đạo công giáo, tin lành, cao đài,...

Hành chính: Xã Lộc An có 16 thôn gồm: Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6, Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9, Thôn 10, Thôn 11, Thôn An Bình, Thôn An Hồ, Thôn Tứ Quý, Thôn B’ Dơr, Thôn B’ Kọ.

xã Lộc An 3

Kinh tế

Lộc An đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2011 và hiện đang đặt ra mục tiêu trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025. Để làm được điều này, kinh tế là tiêu chí đầu tiên cần đạt được.

Trong những năm qua, kinh tế của xã đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể:

  • Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ giúp nâng cao năng suất và sản lượng. Trung bình một ha đất canh tác đạt 130 triệu đồng/năm.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 6%.
  • Thu nhập bình quân đầu người từ 15 triệu đồng/người/năm.
  • Hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ phát triển. Năm 2020, trên địa bàn xã có 950 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ; 110 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cùng hàng loạt hệ thống chợ, siêu thị mini, hợp tác xã hiện đang hoạt động hiệu quả.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, để trở thành xã nông thôn kiểu mới, xã Lộc An đề ra mục tiêu về kinh tế như sau: Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 5,2%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: nông nghiệp chiếm 40%, thương mại - dịch vụ chiếm 40% và công nghiệp xây dựng - tiểu thủ công nghiệp chiếm 20%.

Văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục

Đi cùng với sự phát triển của kinh tế là các vấn đề về văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế có nhiều khởi sắc. Cụ thể:

  • Hầu hết các thôn đều đạt thôn văn hóa.
  • Hệ thống trường học được kiên cố hóa, gồm 1 trường THPT, 2 trường THCS, 4 trường tiểu học và 2 trường mầm non. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.
  • 100% hộ dân được cung cấp điện sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
  • Đường sá, nhà cửa khang trang, hàng quán nhộn nhịp.
  • Các trung tâm y tế sẵn sàng trong việc khám, chữa bệnh cho người dân.

Hạ tầng giao thông

Xã Lộc An có tuyến Quốc lộ 20 - tuyến đường kết nối các tỉnh miền Đông Nam Bộ với Lâm Đồng, đi qua Bảo Lộc và Đà Lạt. Đây là tuyến đường huyết mạch giúp việc đi lại, vận chuyển dễ dàng, thúc đẩy hoạt động buôn bán, kinh doanh.

Ngoài ra, với kinh phí đến từ nhiều nguồn khác nhau, xã đã sử dụng để xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đường giao thông nông thôn. Tính đến năm 2020, 95% đường giao thông được nhựa, bê tông và cứng hóa; 70% tuyến đường trục chính đã có điện thắp sáng; đường sá được xây dựng khang trang, sạch sẽ; giao thông đảm bảo liên thôn, liên xã, liên huyện và liên thành phố.

xã Lộc An 4

Những nằm gần đây, hoạt động mua bán đất ở Lộc An, Bảo Lâm, Lâm Đồng tăng mạnh. Giới chuyên gia nhận định Lộc An cùng với những tiềm năng đang lộ diện chính là “mảnh đất hứa” mà nhà đầu tư không thể bỏ lỡ. Tuy nhiên, đầu tư đất Lộc An thời điểm này cần thời gian và sự phân tích thị trường đúng đắn. Việc tìm hiểu thật kỹ thông tin về xã Lộc An, trên cơ sở đó để nhận định tiềm năng của thị trường này là việc mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần làm.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn