Bố mẹ cho đất con trai, con dâu có được hưởng không?

Bố mẹ cho đất con trai, con dâu có được hưởng không? Đất này là tài sản chung hay riêng? Quy định về quyền lợi cụ thể của vợ và chồng.

Rất nhiều rắc rối về quyền lợi của vợ chồng đối với tài sản trước và sau kết hôn xuất phát từ những mập mờ về cho nhận, thừa kế và thỏa thuận giữa 2 bên (vợ và chồng). Không ít vị ly hôn, kiện cáo cũng xuất phát từ việc đòi quyền lợi của con dâu đối với tài sản mà bố mẹ chồng cho con trai.

Bố mẹ cho con trai đất

Dựa vào các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Luật đứng tên sổ đỏ mới nhất. Đối với đất bố mẹ cho con trai, con dâu có được hưởng không sẽ được chia thành 3 trường hợp:

Bố mẹ cho đất con trai là tài sản riêng trước kết hôn và không gộp vào tài sản chung khi kết hôn

Tài sản trước khi kết hôn được xem là tài sản riêng của mỗi người. Nếu bố mẹ cho con trai đất trước khi kết hôn và thực hiện đầy đủ các giấy tờ pháp lý chứng minh là tài sản riêng. Đồng thời hoàn thiện thủ tục sổ đỏ đứng tên một người trước khi kết hôn thì đây con dâu sẽ không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào.

Khi thực hiện các quyền lợi đối với đất, người chồng không cần có sự đồng ý của vợ, có thể tự ý bán, cho thuê, tặng, thừa kế, cầm cố,...

Bố mẹ cho đất con trai làm tài sản riêng sau kết hôn

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng, tài sản riêng được chia từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng, tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng.

Trong trường hợp này, nếu bố mẹ tặng riêng cho con trai (chồng) khi đã kết hôn nhưng có thực hiện đầy đủ các giấy tờ thưởng hưởng riêng cho một mình con trai thì mảnh đất này vợ không được thừa hưởng.

Tuy nhiên, đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng, người còn lại sẽ được hưởng nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Chồng/vợ đồng ý gộp đất vào tài sản chung hoặc có các văn bản có giá trị pháp lý đồng ý việc vợ/chồng được thừa hưởng. (chồng/vợ - người đứng tên sở hữu tài sản hợp pháp là người trực tiếp xin Văn phòng quản lý đất đai làm thủ tục sổ đỏ 2 người đứng tên, thêm tên vợ/chồng vào sổ đỏ)
  • Trường hợp chồng/vợ chết không để lại di chúc, vợ/chồng sẽ được thừa kế tài sản của chồng theo hàng thừa kế thứ nhất (quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự) - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Trường hợp chồng/vợ chết có để lại di chúc và chỉ định vợ/chồng được hưởng di sản (trường hợp này là mảnh đất cho bố mẹ chồng cho) thì người còn sống có quyền được hưởng di sản theo di chúc.

Các trường hợp xác định quyền lợi của con dâu

Bố mẹ cho đất con trai làm tài sản chung sau khi kết hôn

Theo điều 33 của Luật hôn nhân và gia đình 2014, có quy định: "tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Nếu bố mẹ cho đất con trai và không có giấy tờ phân rõ là tài sản riêng của con trai và cho/tặng chung vợ và chồng thì đây là tài sản chung, cả vợ và chồng đều được hưởng quyền lợi như nhau.

Như vậy, "bố mẹ cho đất con trai, con dâu có được hưởng không?" còn tùy vào trường tài sản đó là chung hay riêng giữa 2 vợ chồng. Nếu là tài sản chung, thì con dâu mới được hưởng quyền lợi giống như con trai. Khi bán, cho, tặng, cầm cố,... đều phải có sự đồng ý của cả 2 bên, tất cả các lợi nhuận hoặc vấn đề phát sinh từ nhà đất cả vợ và chồng đều hưởng hoặc chịu trách nhiệm như nhau.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn