Khi nào chính thức bỏ sổ hộ khẩu & chứng minh nhân dân?
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu những giấy tờ công dân và giảm những chi phí mà người dân đang phải chi trả là những gì mà nhà nước Việt Nam đang hướng đến. Noi gương cách quản lý hộ khẩu ở các nước trên thế giới, đây là vấn đề cấp bách được công dân và nhà nước đặc biệt quan tâm. Tới năm 2020, việc loại bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân sẽ được hoàn tất để đảm bảo quyền lợi của công dân Việt Nam.
Xoay quanh cuốn sổ hộ khẩu là các vấn đề liên quan đến chuyển khẩu, tách khẩu và nhập khẩu. Trong khi đó thủ tục chuyển khẩu, tách khẩu, nhập khẩu hay các thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu khác đều rất rắc rối, nhiều giấy tờ, tốn thời gian và tiền bạc. Chứng minh nhân dân cũng vậy, hầu hết mọi hoạt động đều cần chứng minh nhân dân, trong khi đó đây là một loại giấy tờ dễ mất, dễ hư và nếu mất thì việc làm lại gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình trạng đó, việc loại bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh được xem là tin vui cho mọi người, mọi nhà.
Khi nào chính thức bỏ sổ hộ khẩu & chứng minh nhân dân?
Quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu & chứng minh nhân dân
Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nay, công dân khi đến trụ sở giao dịch phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ, vừa lộn xộn vừa khó có thể kiểm soát chặt chẽ. Một số loại giấy tờ phổ biến như CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, bằng lái xe...
Đặc biệt, trong 5.400 thủ tục hành chính thuộc phạm vi của Bộ Công an thì có đến 1.273 thủ tục hành chính bắt buộc và cần thiết phải công khai thông tin, làm mất nhiều thời gian trong việc quản lý và cập nhật hồ sơ.
Do đó, ngày 31/10/2017, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành về nghị định số 112/NQ-CP. Nội dung của nghị định là đơn giản hóa những thủ tục hành chính, giấy tờ công dân có liên quan đến việc quản lý dân cư thuộc chức năng quản lý của Bộ Công an. Trong đó, không thể không kể đến việc bỏ thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và chứng minh nhân dân.
Cụ thể, đề án số 896 cũng nêu rõ, đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật về cơ sở dữ liệu quốc gia trong vấn đề dân cư của cả nước. Đồng thời, bắt đầu từ năm 2016 sẽ thực hiện việc tiến hành nhập và lưu thông tin của công dân Việt Nam vào cơ sở dữ liệu của quốc gia.
Thời gian chính thức bỏ sổ hộ khẩu & chứng minh nhân dân
Bộ Công an khẳng định việc triển khai đồng bộ xây dựng cơ sở dữ liệu vẫn đang tiến hành để lộ trình đi đúng tiến độ. Như vậy, nghị quyết 112 của chính phủ đã có hiệu lực và thực thi từ năm 2017. Dự kiến đến năm hết năm 2020, toàn bộ thông tin của công dân sẽ được lưu và cập nhật vào cơ sở dữ liệu của quốc gia sẽ hoàn tất.
Bộ Công An sẽ triển khai loại bỏ chính thức sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân. Các cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp chính quyền sẽ sử dụng thông tin công dân trực tuyến tại cơ sở dữ liệu quốc gia để giải quyết những thủ tục hành chính cho công dân.
Tiến hành loại bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân để đơn giản hóa mọi thủ tục và việc quản lý tốt hơn
Phấn đấu đến năm 2020 sẽ có thể đơn giản hóa được những thủ tục hành chính và giảm các loại giấy tờ của công dân như bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, mã số thuế cá nhân và một số giấy tờ liên quan khác. Đồng thời, một số loại giấy tờ như chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh đối với trẻ em đăng ký thường trú và việc làm mới hoặc đổi chứng minh nhân dân (9 số) cũng sẽ được bãi bỏ.
Việc thực thi chính thức bỏ sổ hộ khẩu & chứng minh nhân dân sẽ giúp cho công dân giảm được những chi phí thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm được thời gian. Ước tính sẽ giảm được chi phí thực hiện lên đến 1.600 tỷ đồng/ năm. Vì thế, công dân có nghĩa vụ hợp tác để cùng thực hiện nhằm mang đến nhiều lợi ích cho chính mình.
Xem thêm: