[Cảnh báo] Ký trước, giải ngân sau và rủi ro người vay phải gánh

Dù vay tiền ở ngoài hay ở bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, người vay tuyệt đối không được ký trước, giải ngân sau nếu không hậu quả người vay sẽ phải gánh lấy. Trong vay vốn, “bút sa gà chết” là có thật.

Giải ngân là gì? Giải ngân được hiểu là việc ngân hàng xuất tiền cho người vay một khoản vay sau khi đã xét duyệt hồ sơ kỹ lưỡng. Giải ngân được hiểu là tiền của ngân hàng nằm trên tay người vay hoặc chuyển vào số tài khoản của người vay, nhưng có một số trường hợp ngân hàng thông báo đã giải ngân, nhưng tiền lại không thuộc về người vay. Đó là khi người vay sập bẫy “ký trước, giải ngân sau”.

[Cảnh báo] Ký trước, giải ngân sau và rủi ro người vay phải gánh 1

Cẩn thận với ký trước, giải ngân sau

Rút ngắn thời gian hay màn kịch lừa đảo?

Lợi dụng tâm lý mệt mỏi của người đi vay khi phải đối diện với một mớ hồ sơ, thủ tục vay vốn, nhiều nhân viên đã yêu cầu người vay ký trước, điền thông tin sau hoặc ký trước, giải ngân sau để “tiết kiệm thời gian”.

Theo đó, để tiết kiệm thời gian cho người vay, nhân viên sẽ kêu người vay ký tên trước, phần thông tin sẽ được nhân viên bổ sung vào sau. Hoặc ký đã nhận tiền trong khi bên ngân hàng vẫn chưa giải ngân.

Khách hàng tin tưởng rằng đó là giải pháp để tiết kiệm thời gian thật sự, hoặc cho rằng nhân viên đang hỗ trợ mình trong công đoạn làm thủ tục và rút ngắn thời gian giải ngân nên đặt bút ký mà không mảy may nghi ngờ gì cả. Ngoài ra, đặt bút ký cũng vì một phần khách hàng tin tưởng vào sự uy tín và chuyên nghiệp của ngân hàng, họ sẽ không bao giờ ngờ được rằng mình lại bị lừa một cách trắng trợn như thế.

Để rồi một khi đã đặt bút ký, có 2 trường hợp sẽ xảy ra:

  • Một là, nhân viên sẽ ghi thông tin sai so với thỏa thuận ban đầu. Ví dụ ban đầu thỏa thuận lãi suất vay là 1.5% nhưng khi nhân viên viết vào giấy đã được ký thì lãi suất tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần lãi suất ban đầu.
  • Hai là, người vay ký trước, giải ngân sau, chẳng khác nào người vay đã ký nhận mình đã nhận được tiền trong khi sự thật thì ngân hàng vẫn chưa giải ngân. Lúc này người vay không thể cãi, bởi chữ ký đã nhận tiền của người vay vẫn còn rành rành trên giấy.

Nếu muốn tìm cách rút ngắn thời gian giải ngân thì người vay nên đầu tư cho bộ hồ sơ của mình chứ không phải là ký trước, giải ngân sau thì sẽ tiết kiệm được thời gian. Bởi vì thời gian giải ngân phần lớn phụ thuộc vào hồ sơ, có đầy đủ, có hợp lý hay không.

Coi chừng “tiền mất tật mang”

Mặc dù các ngân hàng có quy định rõ ràng không để khách hàng ký khống trên bất cứ giấy tờ nào nhưng nhiều nhân viên vẫn làm sai quy định. Khi cho khách hàng ký trước, giải ngân sau, có lẽ nhân viên không hề có ý định lừa đảo khách hàng, nhưng chỉ sợ khách quá đông hoặc có điều gì nhầm lẫn khiến nhân viên không thể nhớ thì thiệt thòi vẫn là phần khách hàng phải gánh.

Ký trước, giải ngân sau nguy hiểm nhất là khi người vay đi vay vốn ở các tổ chức tài chính không thuộc ngân hàng. Nếu ở đó nhân viên yêu cầu khách hàng ký trước, giải ngân sau thì nguyên nhân có lẽ không phải do nhân viên lười biếng mà rất có thể đó là màn lừa đảo của nhân viên hoặc tổ chức cho vay nhằm gài người vay vào thế “tiền mất tật mang”.

[Cảnh báo] Ký trước, giải ngân sau và rủi ro người vay phải gánh 2

Ký trước, giải ngân sau khiến người vay “tiền mất tật mang”

Điều gì sẽ xảy ra khi ký trước, giải ngân sau? Đó là khi người vay không vay được tiền nhưng lại gánh thêm một khoản nợ từ phía cho vay. Người vay chẳng thể kêu oan, cũng chẳng thể kiện vì rõ ràng giấy biên nhận đã nhận tiền có chữ ký rành rành của người vay.

Do vậy, khi vay vốn ngân hàng hay làm bất cứ thủ tục gì, người vay tuyệt đối không được ký trước, nhận sau hoặc ký trong một tờ giấy trống chưa có nội dung gì. Trước khi đặt bút ký, bắt buộc phải đọc kỹ nội dung thể hiện trên tờ giấy, đảm bảo không có chỗ trống để người khác có thể thêm nội dung vào. Nhất là với giấy chứng nhận đã giải ngân, chỉ ký khi và chỉ khi tiền đã vào túi của mình. Bằng không, sẽ không ký với bất cứ lý do gì.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn