Gấp rút chuẩn bị thông xe tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn tại Bình Dương

Tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành mục tiêu thông xe tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn dài 41,5km trong thời gian sớm nhất.

Bình Dương trong thời gian qua liên tục nỗ lực tạo ra những thay đổi tích cực về hạ tầng, tăng cường mở rộng kết nối giao thông vùng bởi các dự án trọng điểm, mang tính then chốt đối với sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn được xác định là mục tiêu quan trọng theo “Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020".

Thông tin tổng quan về tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn

Từ hơn 10 năm trước, ý tưởng xây dựng tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã được hình thành, vào thời điểm mà lưu thông giữa Bình Dương với Tp. Hồ Chí Minh gần như chỉ phụ thuộc duy nhất vào tuyến Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương) bắt đầu có dấu hiệu quá tải.

cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn-1

Việc sớm quy hoạch và xây dựng tuyến đường này theo các chuyên gia sẽ tạo thêm một trục giao thông quan trọng cho các khu công nghiệp của Bình Dương, không chỉ trong kết nối với Tp. Hồ Chí Minh mà còn liên kết với các đường vành đai để về cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) hoàn thành trong tương lai.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn là dự án có một phần trùng với dự án đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh, kết nối với các trục giao thông như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1, 1K...

  • Điểm đầu của tuyến từ Khu công nghiệp Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) và kết thúc tại nút giao Tân Vạn (xa lộ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh) với độ dài tới 62km, được chia ra làm hai giai đoạn, tổng chi phí xây dựng lên đến 4.300 tỷ đồng:
  • Đoạn kết nối Mỹ Phước với tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài 42km. Điểm đầu bắt đầu tại phường Mỹ Phước (thị xã Bến Cát), đi qua thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, Dĩ An và kết thúc tại nút giao thông Tân Vạn.
  • Toàn tuyến có 5 cầu vượt 3 nút giao và quy mô 8 làn xe Tuyến đường này đóng vai trò kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với Biên Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp ở Bình Dương đến các cảng ở Đồng Nai, Sài Gòn; giảm tải cho quốc lộ 13 và tỉnh lộ 743.

Giai đoạn 2 là tuyến từ Mỹ Phước, Bến Cát tới khu công nghiệp Bàu Bàng, dài 20km; kết nối với quốc lộ 13 và cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa.

Đáng chú ý, tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn được tỉnh Bình Dương chủ động xây dựng mà không theo diện "xin dự án" của trung ương hay phó mặc cho ngân sách, nguồn vốn có được nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa thông qua huy động từ doanh nghiệp.

Bằng việc kết hợp - Nhà nước lo mặt bằng, doanh nghiệp lo vốn xây dựng, Bình Dương đã và đang thành công với nhiều tuyến đường trọng điểm khác như ĐT747, ĐT746, ĐT743... có tổng kinh phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng, vừa có ý nghĩa kết nối trong tỉnh vừa tạo ra hành lang kết nối thông thoáng với các tỉnh lân cận nhưng lại rất hiệu quả trong việc lên phương án triển khai, đáp ứng yêu cầu về tiến độ.

Dự án cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn bên cạnh việc tập trung vào việc giải quyết vấn đề giao thông còn khá chú trọng vào đầu tư tiện ích, các hạng mục có giá trị cải thiện chất lượng môi trường:

  • Xây hành lang cây xanh giữa tuyến đường và các khu dân cư, tạo thành nhiều tầng khác nhau giúp giảm tiếng ồn, khói bụi, bẩn, đem lại bầu không khí trong xanh cho khu vực sống
  • Không xây dựng các khu dân cư cao tầng ở ven đường
  • Các phương tiện vận chuyển hàng vượt quá mức quy định, xả thải nhiều, hư hỏng nặng cũng hạn chế được phép lưu thông trên tuyến đường, đảm bảo tuyến đường không bị sụt lở, hỏng hóc hay có va chạm.
  • Các hệ thống cống thoát nước cũng được xây dựng giúp hệ thống nước được lưu thông, không có nước tồn, đọng.

HĐND tỉnh Bình Dương cũng đã thông qua chủ trương dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT746, ĐT747B, ĐT743 (gọi chung là dự án O&M; thông qua chủ trương vào kỳ họp thứ VI, giữa năm 2020. Hiện UBND tỉnh đang thực hiện quy trình lấy ý kiến về chủ trương của cấp bộ, ngành, Trung ương.

Dự án này do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư, dự kiến tổng mức đầu tư là 9.623 tỷ đồng. Trong đó chi phí dự kiến xây dựng trạm thu phí 48 tỷ đồng, sửa chữa mặt đường 613 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 1.238 tỷ đồng… Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng kinh doanh – quản lý (O&M).

Trong dự án (O&M) này, dự kiến sẽ đặt trạm thu phí mới tại vị trí phía Bắc giao lộ ngã sáu An Phú. Nguồn thu của trạm thu phí này được sử dụng vào các mục đích như: Đầu tư xây dựng các cầu vượt, hầm chui, cầu vượt bộ hành tại các giao lộ, trả tiền điện chiếu sáng hàng tháng, hàng năm. Bên cạnh đó, hàng năm thực hiện duy tu, sửa chữa mặt đường, hệ thống cây xanh, hệ thống thoát nước, trung tu và đại tu theo định kỳ.

Chuẩn bị thông xe tuyến đường vận chuyển hàng hóa lớn nhất Bình Dương

Trong những ngày cuối của tháng 3/2021, các công tác thi công được tỉnh Bình Dương gấp rút thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thông tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn dài 41,5km (từ Tân Vạn - giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đến khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương).

cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn-2

Ở vị trí giao nhau giữa đường Mỹ Phước - Tân Vạn và đường ĐT 741, hiện đơn vị thi công đã trải nhựa xong điểm tiếp giáp, đang thuyết phục giải tỏa một số hộ dân còn lại ở 2 bên đường, hoàn thành công trình phụ là có thể thông xe.

Trước đó, tỉnh Bình Dương đã đưa vào sử dụng đường Mỹ Phước Tân Vạn dài 26,5km từ nút giao với xa lộ Hà Nội tại Tân Vạn (giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai) đến đường ĐT 741 vào năm 2015.

Đoạn thứ 2 dài 15km cũng đã xây dựng xong nhiều năm nay. Tuy nhiên, vì vướng giải tỏa một đoạn 500m ở nút giao Mỹ Phước Tân Vạn với đường ĐT 741 nên quá trình xử lý kéo dài, trì trệ.

Được biết, sau khi tuyến đường này được thông xe, sẽ giúp rút ngắn thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà máy xuống cầu cảng (khoảng 30%) cho các doanh nghiệp tại Bàu Bàng và Bến Cát. Hiện đoạn đường Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối với khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước với các KCN của huyện Bàu Bàng (Bình Dương), KCN ở Chơn Thành (Bình Phước) vẫn đang được tỉnh Bình Dương tiếp tục đầu tư.

Ý nghĩa của tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn sau khi thông xe

Hiện nay, thực trạng giao thông tại Bình Dương đang có xu hướng tăng lên, đòi hỏi hệ thống hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, quy hoạch thông minh nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng tắc nghẽn, hỗ trợ quá trình vận tải diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về giao thông vận tải vượt trên 15%/năm, trong đó kể cả số lượng các phương tiện vận tải đường bộ. Bình Dương còn là tỉnh phát triển nhanh về dân số và xã hội. Dân số Bình Dương đứng thứ 6 trong 63 tỉnh thành.

Tỉnh đang có hơn 27 khu công nghiệp mới đang được xây dựng và lấp đầy, quy mô từ 5000 – 7000ha, GDP tỉnh liên tục tăng trong nhiều năm liền trên 15%, trong đó công nghiệp tăng trên 25%.

Mặc dù tỉnh nhà ý thức được tầm quan trọng và có sự đầu tư nghiêm túc vào hệ thống đường giao thông trên địa bàn nhưng để theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ gia tăng lưu lượng và tải trọng phương tiện, Bình Dương cần nhiều hơn các dự án mang tính trọng điểm, có ý nghĩa kết nối địa phương và liên kết vùng.

Ý nghĩa tuyến cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, cách hiệu quả để giải quyết tắc nghẽn là phải giảm được số điểm giao cắt giữa các dòng xe khi nhập, tách dòng; xây cầu vượt, hầm chui, hình thành các nút giao thông khác,...

Tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn trong định hướng phát triển được xem là một trong những tuyến đường quan trọng đối với việc hoàn thiện kiến trúc, mở rộng liên kết vùng giữa Bình Dương, Bình Phước với Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong khu vực. Dự án khi chính thức được đưa vào sử dụng đã mang lại những hiệu quả tích cực đến kinh tế, cuộc sống của người dân cũng như tình trạng giao thông của Bình Dương nói chung. Ngoài ra, bất động sản cũng là thị trường được hưởng lợi rất lớn từ điều này.

Tác động đối với tình hình kinh tế - xã hội

Kể từ khi đưa vào sử dụng, tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn đã mang tới cho Bình Dương nhiều bước tiến đáng ghi nhận, điển hình như:

  • Mật độ đường của Bình Dương tăng lên theo hướng hiện đại.
  • Giảm thời gian và chi phí vận chuyển phục vụ công nghiệp và dịch vụ cho các KCN tập trung và các cụm công nghiệp của Bình Dương.
  • Các doanh nghiệp tại Bình Dương giảm được chi phí và thời gian vận chuyển nên có khả năng hạ giá thành hàng hóa để cạnh tranh.
  • Giảm áp lực vận tải lên quốc lộ 13 và các đường tỉnh lộ khác.

Tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn đóng vai trò như trục xương sống đối với giao thông huyết mạch của tỉnh. Với giao thông đối nội, tuyến đường rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người dân và các phương tiện lưu thông, phục vụ cho những hoạt động kinh tế trong tỉnh.

Điển hình như chỉ riêng địa bàn Thành phố Thuận An, tuyến đường này đi qua các phường Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, đã tạo nên mạng lưới liên kết chặt chẽ, nhanh chóng.

Các tài xế xe container hoàn toàn đồng tình với giá trị kinh tế mà tuyến đường mang lại, thông qua quá trình thực tế vận chuyển hàng từ Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 đến cảng Cát Lái. Trước đây, nếu đi qua quốc lộ 13 thường xuyên đối mặt với tình trạng tắc đường, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, gây khó khăn cho quá trình sản xuất, xuất khẩu thì nay với Mỹ Phước - Tân Vạn, thời gian được rút ngắn đáng kể, hơn trước rất nhiều.

Từ khi tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn hình thành và đi vào hoạt động, dọc hai bên đường hình thành thêm rất nhiều công ty, xí nghiệp, bệnh viện, các loại hình dịch vụ và cả những dự án nhà ở, nhằm khai thác tối đa nhu cầu về việc làm, sinh hoạt của người dân, người lao động, chuyên gia nước ngoài,... khi dòng vốn đổ về theo sự hanh thông hạ tầng.

Ông Trần Bá Luận - giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương - cho biết để tiếp tục phát huy vai trò của đường Mỹ Phước - Tân Vạn trong việc kết nối vùng, tỉnh nhà cũng đang tích cực chuẩn bị cho những dự án cải thiện hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương.

  • Hình thành tuyến xe buýt nhanh nối giữa trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh, chạy dọc trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn; có điểm cuối tại bến xe Miền Đông mới, tăng cường hiệu quả các dự án giao thông, đặc biệt là dự án metro Bến Thành - Suối Tiên.
  • Nghiên cứu nối dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên về hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Tại tỉnh Bình Dương, dự kiến metro được xây dựng dọc đường Mỹ Phước - Tân Vạn.
  • Có phương án để tăng cường kết nối, đón đầu cơ hội với dự án sân bay Long Thành.

Chuyên gia, lãnh đạo nói gì về tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn

Ông Trần Bá Luận, Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải, cho biết: “Đường Mỹ Phước – Tân Vạn có vai trò rất quan trọng, là trục đường giao thông đối ngoại huyết mạch của tỉnh, trục dọc xương sống theo hướng Bắc – Nam. Cùng với Quốc lộ 13, tuyến đường này đóng vai trò kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên về TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là đến các đầu mối giao thông đường bộ, cảng biển của quốc gia”.

Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: “Việc đầu tư tuyến đường này từ nguồn vốn xã hội hóa là cách làm chủ động, sáng tạo của Bình Dương. Tuyến đường đã góp phần quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông. Hiện nay tuyến đường này đã quá tải vào các giờ cao điểm, do đó tỉnh cần nhanh chóng đầu tư mở rộng, xây dựng các nút giao khác mức như cầu vượt, hầm chui”

Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ tịch HĐQT Tổng công ty Becamex IDC, chủ đầu tư đường Mỹ Phước - Tân Vạn: "Nhiều năm trước khi xây dựng tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn cũng có ý kiến cho rằng chưa cần thiết. Nhưng tới nay vai trò của tuyến đường đã thấy rõ. Trong thời gian qua, dù mới chỉ thông xe một số đoạn nhưng lượng xe lưu thông trên tuyến đường này đã rất cao, có lúc xảy ra kẹt xe".

Tác động đối với thị trường bất động sản

Tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn nói chung đã thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển theo đúng định hướng của việc áp dụng quy tắc lan tỏa; “kích thích” đối với nền kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Và bất động sản - kênh đầu tư chịu tác động trực tiếp từ hạ tầng cũng không thể nằm ngoài điều kiện thuận lợi mang tên Mỹ Phước - Tân Vạn.

Tác động đối với thị trường bất động sản

Dưới sự tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội tỉnh nhà, tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn hình thành nên chuỗi liên kết vùng, là “vùng trũng” thu hút dòng vốn đầu tư ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Điều này tạo ra nền tảng cho xu hướng dịch chuyển cũng như thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, kéo theo nguồn cung và mặt bằng giá thay đổi; cơ hội sinh lợi từ các loại hình nhà đất bắt đầu phong phú, tiềm năng hơn.

Theo các chuyên gia bất động sản, một khi tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn thông xe thì bất động sản ở hầu hết các khu vực tại Bình Dương đều có cơ hội để gia tăng đột biến nhờ kết nối thuận tiện, nhanh chóng về Tp. Hồ Chí Minh và sân bay Quốc Tế Long Thành.

Tuyến đường này ảnh hưởng trực tiếp đến bất động sản tại những khu vực đi qua, điển hình là Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và huyện mới Bàu Bàng. Nếu như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An vốn có lợi thế của đô thị trung tâm thì Bến Cát, Bàu Bàng thực sự là những địa phương được hậu thuẫn rõ nét nhất, ví von như “hổ mọc thêm cánh”.

Bến Cát và Bàu Bàng đều là những điểm đến mới của quá trình dịch chuyển công nghiệp của Bình Dương, là điểm sáng mới cho khu vực phía Bắc của tỉnh, vì thế lượng quan tâm dành cho nhà đất khu vực này cực kỳ lớn. Đặc biệt, Bàu Bàng liên tục xuất hiện những dự án khu đô thị lớn, tận dụng lợi thế tự nhiên để xây dựng mô hình xanh, điển hình như Phúc An Garden, và mới đây là Phúc An Garden mở rộng.

Dự án Phúc An Garden do Trần Anh Group làm đơn vị phát triển, là dự án tổ hợp nhiều loại hình bất động sản như đất nền, nhà phố, biệt thự, chung cư,... Đặc biệt, toàn bộ không gian sống được đánh giá là đạt chuẩn “sống xanh” với tỷ lệ cây xanh và hệ thống tiện ích theo các tiêu chuẩn của đô thị hiện đại. Dự án này sở hữu số lượng công viên ấn tượng và tỷ lệ tăng giá cao, duy trì đều qua các năm.

Chính hạ tầng đã góp vai trò không nhỏ trong việc thay đổi tầm nhìn và tư duy của nhà đầu tư để nhận diện tiềm năng bất động sản.

Công tác chuẩn bị thông xe tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn tại Bình Dương đã sắp đi đến giai đoạn cuối cùng, cũng là lúc những giá trị của tuyến đường này hiện diện và được khẳng định rõ nét hơn. Trong tương lai, Mỹ Phước - Tân Vạn sẽ là con đường tạo nên những chuyển biến tích cực hơn nữa cho kinh tế - xã hội và cơ hội đầu tư bất động sản tại Bình Dương.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn