Quá trình quy hoạch khu công nghiệp Bàu Bàng

Tỉnh Bình Dương đã triển khai kế hoạch Quy hoạch khu công nghiệp Bàu Bàng (Quy hoạch KCN Bàu Bàng) như thế nào?

Là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương, sự có mặt của khu công nghiệp Bàu Bàng đã tạo nên những bước đột phá mới cho nền kinh tế toàn tỉnh. Với mục tiêu, phát triển thành Trung tâm công nghiệp lớn mạnh trấn giữ tại cửa ngõ phía Bắc, khu công nghiệp Bàu Bàng hiện đang là điểm nóng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Mọi sự biến động và phát triển của khu công nghiệp Bàu Bàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến địa phương nơi KCN xây dựng và nhiều địa phương lân cận.

Khu công nghiệp Bàu Bàng ở đâu?

Được thành lập theo chủ trương phát triển và mở rộng vùng công nghiệp lên phía bắc tỉnh Bình Dương, đề án xây dựng khu công nghiệp Bàu Bàng đã sớm được tướng chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh Bình Dương nhanh chóng thúc đẩy tiến độ. Khu công nghiệp được hình thành song song với quá trình thành lập huyện hành chính mới Bàu Bàng. Từ năm 2014, ngay từ khi thành lập huyện Bàu Bàng đã quy hoạch các hạng mục quan trọng trên địa bàn và ưu tiên thực hiện. Trong đó, khu công nghiệp Bàu Bàng được xem là dự án đầu tiên và quan trọng nhất tính đến thời điểm năm 2019.

Khu công nghiệp Bàu Bàng được xây dựng trên địa phận của thị trấn Lai Uyên và xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng và xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương với diện tích 1.000 ha (mới được mở rộng từ năm 2016). Ngoài diện tích lên đến 3.200 ha, khu công nghiệp Bàu Bàng còn sở hữu nhiều lợi thế từ vị trí tọa lạc đắc địa mang lại.

Vị trí giao thông rất thuận lợi:

  • Khu công nghiệp Bàu Bàng nằm trên tuyến Quốc lộ 13, thuộc vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa miền Đông Nam bộ và miền Trung Tây nguyên.
  • Bên cạnh đó, hoạt động giao thương với các huyện trực thuộc tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận gồm Đồng Nai, Tp. HCM, Bình Phước, Tây Ninh,... nhờ có tuyến đường huyết mạch như: tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn, Tuyến vành đai 4,....

Nhiều khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn lân cận, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động sản xuất, liên kết, giao thương hàng hóa:

  • Khu công nghiệp Chơn Thành (Bình Phước)
  • Khu công nghiệp Mỹ Phước 1 và Mỹ Phước 3
  • Khu công nghiệp Cây Trường
  • Khu công nghiệp Becamex Bình Dương,...

Cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 70km, dễ dàng di chuyển bằng các tuyến đường chính như: Quốc lộ 13, tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn.

Bản đồ quy hoạch KCN Bàu Bàng

Bản đồ quy hoạch KCN Bàu Bàng

Khu công nghiệp Bàu Bàng được quy hoạch như thế nào?

Mặc dù hình thành muộn so với nhiều khu công nghiệp tại Bình Dương, thế nhưng từ khi thực hiện quy hoạch KCN Bàu Bàng thì quy mô và tốc độ phát triển của khu công nghiệp Bàu Bàng đang khiến nhiều khu công nghiệp khác phải dè chừng. Để hiểu hơn về những gì KCN Bàu Bàng đã làm được trong những năm qua, hãy nhìn lại quá trình hình thành và hiện trạng tính đến thời điểm hiện tại.

a. Quá trình hình thành của KCN Bàu Bàng

Với kinh nghiệm xây dựng các khu công nghiệp nổi bật trên địa bàn tỉnh Bình Dương như: Khu công nghiệp VSIP và Khu công nghiệp Mỹ Phước, UBND tỉnh Bình Dương đã tin tưởng, tiếp tục giao nhiệm vụ cho Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex IDC thực hiện quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp Bàu Bàng.

Chính thức hoàn thành các thủ tục pháp lý vào năm 2015, khu công nghiệp Bàu Bàng chính thức khởi công xây dựng vào đầu năm 2016. Trải qua 3 lần triển khai xây dựng, ở thời điểm hiện tại, khu công nghiệp Bàu Bàng đã dần lộ rõ diện mạo, nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã chính thức đi vào sản xuất.

Từ năm 2016 - 2020, việc xây dựng khu công nghiệp Bàu Bàng được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đảm nhiệm giải quyết dứt điểm những nhiệm vụ khác nhau:

  • Giai đoạn 1: các đơn vị liên quan phối hợp với chủ đầu tư Becamex IDC xác định và lựa chọn các phương án cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và giải quyết đời sống cho dân cư nằm trong diện thu hồi đất.
  • Giai đoạn 2: tiến hành xây dựng hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng khu công nghiệp như hệ thống đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, phân chia diện tích cụ thể cho từng mục đích sử dụng, triển khai xây dựng phần thô các công trình thi công liên quan.
  • Giai đoạn 3: xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, công trình văn hóa thể thao, tiện ích công cộng gắn với các công trình thương mại, dịch vụ, nhà ở xã hội, khu hành chính tập trung...đây sẽ là nhiệm vụ mang tính chất lâu dài và sẽ được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025.

Quá trình hình thành & phát triển khu công nghiệp Bàu Bàng - 2

Hoạt động sản xuất tại KCN Bàu Bàng

b. Các hạng mục của Khu công nghiệp Bàu Bàng

Song song với nhiệm vụ chính là phát triển các hạng mục công nghiệp và các hoạt động sản xuất, thì dự án khu công nghiệp Bàu Bàng còn bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Sở hữu diện tích đất lớn tại khu vực trung tâm huyện Bàu Bàng, UBND tỉnh đã quyết định phối hợp nhiều hạng mục liên quan nhằm thúc đẩy khu công nghiệp phát triển nhanh và vững mạnh hơn.

Với diện tích 2.200 ha ban đầu, sẽ được chia thành 2 mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó:

  • 1000 ha là đất công nghiệp
  • 1.200 ha còn lại sẽ dành để phát triển đô thị - dịch vụ

Những hạng mục cơ bản trong khu công nghiệp bao gồm:

  • Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm cả hạ tầng nội khu và hạ tầng ngoại khu. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thiện hơn 80% cơ sở hạ tầng và đang cố gắng xúc tiến các công trình liên quan để hỗ trợ tốt nhất cho các hạng mục xây dựng và phát triển chính.
  • Nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất,...và một số diện tích hỗ trợ cho các hoạt động công nghiệp. Dự kiến sau khi hoàn thành, khu công nghiệp Bàu Bàng sẽ có hàng trăm doanh nghiệp từ trong và nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,...
  • Khu hành chính huyện Bàu Bàng: việc quy hoạch tập trung các hạng mục quan trọng cùng một khu vực như hiện tại của huyện Bàu Bàng đang được đánh giá rất cao. Các khu chức năng thuộc khu công nghiệp Bàu Bàng hỗ trợ phát triển trên nhiều mặt. Các cơ quan hành chính tập trung tại đây đã tạo điều kiện tốt cho các hoạt động liên quan đến thủ tục, pháp lý,...
  • Khu đô thị và dịch vụ Bàu Bàng: bên cạnh phát triển khu công nghiệp thì khu đô thị và dịch vụ là một trong những hạng mục rất được chú trọng. Chiếm đến hơn ½ diện tích quy hoạch, đây được xem là yếu tố tạo dựng diện mạo quan trọng trọng nhất của toàn bộ dự án.

Khu công nghiệp Bàu Bàng với tổ hợp đa năng bao gồm khu công nghiệp, khu đô thị với nhà liền kề, khu nhà ở thương mại sầm uất cùng những tiện ích hoàn chỉnh, hiện đại bậc nhất được quy hoạch đồng bộ trong cùng một khuôn viên, dự kiến sẽ là nơi thu hút bậc nhất đối với các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

 Khuôn viên KCN Bàu Bàng

Một góc trong khuôn viên KCN Bàu Bàng

KCN ảnh hưởng gì đến KT-XH dân cư Bàu Bàng, khu vực lân cận và toàn tỉnh Bình Dương

Mang trong mình nhiệm vụ quan trọng ngay từ khi hình thành, KCN Bàu Bàng nói riêng và huyện Bàu Bàng nói chung sẽ phải giải tỏa được áp lực về khu công nghiệp tại các khu vực trung tâm: phân bố lại mật độ dân số, giải quyết tình trạng quá tải tại một số khu vực trọng điểm.

Đồng thời, với mục tiêu xây dựng để trở thành trung tâm công nghiệp trấn thủ vững chắc tại cửa ngõ phía Bắc, trong những năm tới, khi thực sự bước vào guồng phát triển, khu công nghiệp Bàu Bàng và tất cả những thứ diễn ra bên trong nó đều tác động rất lớn đến địa phương nói riêng và toàn tỉnh Bình Dương nói chung.

a. Tác động đến kinh tế huyện Bàu Bàng

Sau khi đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bàu Bàng sẽ góp phần dịch chuyển nhanh chóng kinh tế địa phương sang phát triển kinh tế công nghiệp là chính. Đây cũng là nguồn tiêu thụ lớn cho các sản phẩm, mặt hàng thuộc sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Khu đô thị và thương mại sẽ mang lại nhiều thay đổi cho huyện Bàu Bàng, bên cạnh đóng góp của sản xuất công nghiệp thì đây cũng là lĩnh vực ưu tiên phát triển của huyện.

b. Tác động đến dân cư

Thu hút dân cư từ nhiều nơi đổ về định cư hoặc tạm trú để làm việc, tăng mật độ dân số và kích thích các hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển
Tạo công việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người và góp phần phát triển đời sống dân cư khi nhiều hạng mục khu đô thị, khu dân cư được xây dựng,

c. Tác động của KCN Bàu Bàng đối với thị trường BĐS

Tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế và đô thị, giá cả thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới. Ở thời điểm hiện tại, huyện Bàu Bàng đã tạo nên nhiều cơn sốt nhà đất, đặc biệt là đất nền và nhà phố thuộc các dự án khu đô thị. Dự kiến trong 5 năm tới, giá đất tại đây sẽ tăng trung bình khoảng 12% mỗi năm, nhanh chóng đuổi kịp bất động sản của các huyện, thị xã lân cận.

d. Tác động đối với sự phát triển tổng thể của huyện Bàu Bàng và các khu vực lân cận

Không chỉ Bàu Bàng mà nhiều huyện lân cận cũng được “thơm lây” khi khu công nghiệp Bàu Bàng phát triển thành trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Những huyện được hưởng lợi nhiều nhất phải kể đến: huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, thị xã Bến Cát. Bên cạnh tác động về kinh tế, khu công nghiệp Bàu Bàng tạo cơ hội việc làm cho dân cư, kích thích phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời các nhà đầu tư sẽ bắt đầu chú ý đến các khu vực có tiềm năng phát triển lân cận để tiếp tục đầu tư.

e. Ảnh hưởng của KCN Bàu Bàng đối với tỉnh Bình Dương

  • KCN Bàu Bàng sẽ tác động rất lớn trên nhiều mặt khác nhau đối với tỉnh Bình Dương như:
  • Giải quyết vấn đề quá tải dân cư ở các khu vực trung tâm
  • Giải tỏa áp lực về khu công nghiệp
  • Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, lấy công nghiệp là trọng điểm
  • Hình thành một điểm thu hút đầu tư mới

Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng thêm 1000 ha

Sở hữu quy hoạch 2.200 ha như dự kiến ban đầu đã là một diện tích khủng dành cho dự án khu công nghiệp. Thế nhưng trong quá trình triển khai, nhận thấy tiềm năng phát triển của KCN Bàu Bàng còn nhiều nên UBND tỉnh đã quyết định mở rộng thêm 1000 ha, phần điện tích này thuộc địa phận xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Với quyết định mở rộng này, tổng diện tích của khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng sẽ lên tới trên 3.200 ha, dự kiến gia tăng quy mô dân số huyện Bàu Bàng lên tới 200.000 người, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các hoạt động kinh tế công nghiệp cũng như dịch vụ đô thị cho các dự án đầu tư tại đây.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn