Yếu tố nào quyết định đến giá trị của Shophouse khi đầu tư?

Đầu tư vào nhà phố thương mại (Shophouse) là điều mà ai cũng nghĩ đến khi nói về việc làm sao để có thể sinh lợi nhuận cao nhất từ thị trường này. Muốn vậy, nhà đầu tư phải nắm rõ 4 yếu tố quyết định đến giá trị của Shophouse rồi khi đó mới quyết định có nên đầu tư hay không.

Shophouse là gì? Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại, là hình thức căn hộ nhà ở kết hợp với cửa hàng thương mại. Shophouse có mặt ở khắp nơi trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn ở các thành phố phát triển mạnh. Ở những vị trí khác nhau, mỗi Shophouse mang trong mình một giá trị riêng biệt. Những giá trị của Shophouse được định đoạt bởi các yếu tố dưới đây:

Yếu tố về vị trí địa lý

Vị trí là yếu tố cốt lõi quyết định đến giá trị của Shophouse khi đầu tư. Chính bởi vậy, lựa chọn Shophouse ở vị trí nào luôn là câu hỏi được khách hàng và những nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Những căn Shophouse có vị trí nằm trên mặt đường chính, khu vực đông dân cư giúp thuận tiện trong việc đi lại hoặc Shophouse nằm trong khu vực quần thể có nhiều dân, nhiều khu chung cư sinh sống bao quanh để có thể đảm bảo hiệu quả về kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng luôn được ưu tiên hàng đầu.

Yếu tố nào quyết định đến giá trị của Shophouse khi đầu tư? 1

Một vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng hoàn thiện giúp gia tăng giá trị của Shophouse

Bên cạnh đó, xã hội cũng quyết định một phần không nhỏ đến giá trị đầu tư thương mại Shophouse. Những khu vực có mật độ dân số đông và mức tăng trưởng dân số cao thì giá trị của bất động sản tại nơi đó cũng tăng cao. Đây cũng chính là lý do vì sao những căn Shophouse tuy nằm trong cùng một dự án những có mức giá chênh lệch lên đến vài tỷ đồng.

Yếu tố chất lượng sản phẩm

Hiện nay, các căn Shophouse được thiết kế hiện đại về kiểu dáng và ứng dụng nhiều mô hình thông minh. Chúng thường được thiết kế mở với phần diện tích kinh doanh và diện tích ở, là hai khu vực cách biệt tiện lợi cho việc đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Cụ thể, Shophouse sẽ thiết kế với 2 lối đi khác biệt, cho phép các nhà đầu tư có thể cho thuê hoặc kinh doanh ở tầng 1, trong khi khu vực tầng 2 có thể sử dụng làm nơi ở.

Tuy nhiên đó là thiết kế chung Shophouse nào cũng phải có, nhưng đó chưa phải là yếu tố nói lên chất lượng sản phẩm. Khi tìm hiểu một căn Shophouse nào đó, trước hết nhà đầu tư phải xét về tiềm năng từ vị trí, sau đó nhìn vào chất lượng của sản phẩm, nghĩa là thiết kế như thế nào, sử dụng chất liệu gì, có đa năng hay không, có nhiều tiện ích không...

Để biết được chất lượng sản phẩm, ngoài việc tìm hiểu bằng mắt thì nhà đầu tư còn nên tìm hiểu chủ đầu tư dự án là ai. Bởi vì chủ đầu tư có uy tín trên thị trường thường sẽ cho ra những sản phảm chất lượng, đồng thời đảm bảo được tiến độ dự án và pháp lý đầy đủ. Còn những chủ đầu tư không uy tín cho lắm, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ gặp phải các rủi ro.

Ngoài ra, để định giá chất lượng của Shophouse, nhà đầu tư còn phải xem xét về tiềm năng phát triển trong tương lai. Dù cho hiện tại Shophouse nằm ở những vị trí không có gì nổi bật, nhưng liệu nay mai khu vực này có được "thay da đổi thịt", dân cư bỗng nhiên đông đúc hay không? Bởi vì khi đó, Shophouse mới có giá trị về mặt kinh doanh và việc cho thuê ổn định hơn.

Yếu tố kinh tế và thị trường

Những căn Shophouse này có khả năng mang lại thu nhập như thế nào? Nhịp độ thị trường phát triển nên kinh doanh hay nên cho thuê làm văn phòng kinh doanh? Trong kinh doanh, người Việt Nam vẫn luôn có quan niệm “buôn có bạn - bán có phường”, do đó thị trường mua sắm phải là những nơi có dân cư đông đúc và nhiều thị trường đa dạng. Nơi có điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng lớn thì cơ hội kinh doanh sẽ sinh lời tốt hơn. Đặc biệt, những nơi có yếu tố thị trường phát triển mạnh sẽ quyết định lớn đến giá trị của Shophouse.

Yếu tố nào quyết định đến giá trị của Shophouse khi đầu tư? 2

Shophouse là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó

Yếu tố pháp lý bất động sản

Không riêng gì Shophouse, bất cứ loại hình bất động sản nào cũng phải có tính pháp lý đầy đủ và minh bạch. Pháp lý chính là sự đảm bảo an toàn duy nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, tránh khỏi các trường hợp lừa đảo cũng như tránh được những tranh chấp thường gặp khi mua bán bất động sản.

Những vấn đề pháp lý cần nắm về sở hữu Shophouse đó là phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng để dễ dàng thanh khoản và minh bạch hơn trong các hoạt động mua bán. Ngoài ra, những quy định về xây dựng gắn liền với bất động sản như tình trạng cho thuê, thế chấp… phải rõ ràng và theo quy định của pháp luật.

Shophouse hiện đang là một mảnh đất màu mỡ được nhiều nhà đầu tư và khách hàng quan tâm. Vì vậy, ngoài 4 yếu tố quyết định đến giá trị của Shophouse nói trên thì nhà đầu tư còn phải biết các chỉ tiêu đánh giá một Shophouse đáng để đầu tư. Đó mới là cách đầu tư khôn ngoan và an toàn nhất, chứ không phải nhắm mắt ném bừa, thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn