Lộc Thắng, Bảo Lâm, Lâm Đồng: Toàn bộ thông tin mới nhất

Lộc Thắng là thị trấn duy nhất của huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Bài viết dưới đây là toàn bộ thông tin về thị trấn Lộc Thắng.

Năm 1994, khi huyện Bảo Lâm được tách ra từ thị xã Bảo Lộc cũ thì xã Lộc Thắng cũng được nâng lên thành thị trấn. Thời gian đầu thành lập, mặc dù là thị trấn nhưng tình hình kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, hạ tầng nghèo nàn, giao thông khó khăn,... Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân thị trấn, Lộc Thắng ngày nay đã được đổi mới và trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả huyện.

Năm 2015, thị trấn Lộc Thắng được công nhận là đô thị loại V. Năm 2018, thị trấn Lộc Thắng đạt chuẩn văn minh đô thị.

Lộc Thắng-1

Vị trí, diện tích thị trấn Lộc Thắng

Vị trí: Thị trấn Lộc Thắng nằm ở vị trí trung tâm của huyện Bảo Lâm, có vị trí được xác định như sau:

Diện tích: Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 8.031 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 4.000 ha.

Hành chính: Được chia thành 24 tổ dân phố.

Dân số và đặc điểm dân cư thị trấn Lộc Thắng

  • Dân số: Năm 2020, toàn xã có 5.420 hộ với 18.887 nhân khẩu.
  • Dân tộc: Có 15 dân tộc anh em ở 63 tỉnh thành trên cả nước về đây sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 28%. Các dân tộc phổ biến tại đây bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Châu Mạ, K’ho, Hoa, Chu Ru, Mường,...
  • Tôn giáo: Có 1420 hộ theo đạo Thiên Chúa, 185 hộ theo đạo Phật, 3 hộ theo đạo Cao Đài, 145 hộ theo đạo Tin Lành và số còn lại không theo đạo.

Tình hình kinh tế thị trấn Lộc Thắng

Ngày mới thành lập, kinh tế của thị trấn của yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, bình quân đầu người chỉ đạt 5,2 triệu đồng/người/năm (số liệu năm 2006), tỷ lệ hộ nghèo cao với 37%. Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân cùng với các kế hoạch, đề án triển khai cụ thể, thì đến nay kinh tế của thị trấn đã có nhiều khởi sắc.

Lộc Thắng-2

Hiện, kinh tế thị trấn Lộc Thắng đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Song song với đó, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển, khai thác tối đa tiềm năng hiện có. Kết quả đạt được là:

  • Nông nghiệp tăng bình quân 30%
  • Thương nghiệp dịch vụ tăng bình quân 15%
  • Công nghiệp chế biến tăng bình quân 70%.
  • Thu nhập bình quân đầu người 40 triệu đồng/người/năm.

Nông nghiệp là thế mạnh của địa phương khi gần 1 nửa diện tích đất thị trấn là đất nông nghiệp. Về trồng trọt, cà phê, chè, cây ăn trái là loại cây chủ lực tại đây. Năm 2020, Lộc Thắng có 2.999 ha diện tích cà phê, năng suất đạt 4 tấn/ha/năm; có 1.630 ha chè, năng suất đạt 12,5 tấn/ha/năm; 144 ha cây ăn trái; 32,5 ha rau màu và cây dâu tăm; 61 ha trồng xen bơ, sầu riêng. Về chăn nuôi, hiện thị trấn đang đẩy mạnh phát triển đàn heo siêu nạc, bò thịt, dê thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lộc Thắng-3

Bên cạnh đó, Lộc Thắng có các lợi thế để phát triển công nghiệp như sản xuất, chế biến nông sản và công nghiệp khai thác Bauxit.

Hiện, toàn thị trấn có 72 doanh nghiệp đầu tư với 1.340 cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ, 5 công ty đầu tư chế biến nông sản,... Sự có mặt của các doanh nghiệp này là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế thị trấn Lộc Thắng

  • Văn hóa - xã hội: 100% hộ gia đình sử dụng điện, 90% hộ gia đình có điện thoại, 100% tổ dân phố đạt Tổ dân phố văn hóa, 93% hộ gia đình đạt Gia đình văn hóa, 98% hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,33%.
  • Giáo dục: 6/9 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học là 98%, trung học cơ sở là 95%, trung học phổ thông là 85%. Cơ sở vật chất, quy mô trường học được đầu tư, phục vụ tốt cho việc dạy và học.
  • Y tế: 100% trẻ được tiêm chủng, phòng dịch; không có trẻ em suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,2%; thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. Trạm y tế thị trấn Lộc Thắng đạt chuẩn quốc gia về y tế, đủ điều kiện để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
  • Hạ tầng: Hạ tầng được đầu tư với các tuyến đường đồng bộ, hiện đại như đường Hùng Vương, đường Trần Phú, đường Hàm Nghi, đường Nguyễn Tất Thành,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông và kết nối.

Lộc Thắng-4

Hiện nay, thị trấn Lộc Thắng đang là tâm điểm thu hút đầu tư của huyện Bảo Lâm. Mặc dù giá đất tại đây ở mức cao nhất huyện (có những nơi dao động từ 20 - 25 triệu/m2), nhưng với việc sở hữu các lợi thế về vị trí, đất đai, kinh tế, xã hội,..., đây được xem là địa phương tiềm năng bậc nhất của khu vực.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn