Thông tin về Tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng (từ A - Z)

Khám phá thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng, bao gồm các thông tin về vị trí địa lý, diện tích, dân số, hành chính đến kinh tế, xã hội và hạ tầng,...

Bảo Lộc là một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là thành phố thứ 2 của tỉnh, cùng với thành phố tỉnh lỵ là Đà Lạt. Hiện, Tp. Đà Lạt đang là đô thị loại I của tỉnh, còn Tp. Bảo Lộc thuộc đô thị loại III. Nếu như Đà Lạt được biết đến là thành phố du lịch với các điểm đến hấp dẫn thì Bảo Lộc được mệnh danh là thủ phủ ngành tơ lụa và có thế mạnh về ngành công nghiệp sản xuất trà.

Bảng thông tin tổng quan về Tp. Bảo Lộc:

Diện tích 232,56 km2
Dân số

Năm 2019: 158.981 người

Mật độ dân số: 684 người/km2

Thành lập

11/07/1994: thành lập thị xã Bảo Lộc

08/04/2010: thành lập thành phố Bảo Lộc

Trụ sở UBND Số 2, Hồng Bàng, phường 1
Loại đô thị Loại III, công nhận năm 2009
Hành chính 6 phường, 5 xã

Lịch sử phát triển

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 1

Trước đây, Bảo Lộc cùng với huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Hoai và một phần tỉnh Đồng Nai là địa bàn cư trú của người Mạ.

Sau khi thực dân Pháp đặt chân đến đây thì vùng đất này có tên gọi là quận B’Lao thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng. Trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách và thay đổi, đến năm 1958, quận B’Lao được đổi tên thành Bảo Lộc và trở thành đơn vị hành chính của tỉnh Lâm Đồng.

(B’Lao là tiếng của người K’ho, dịch ra có nghĩa là Bảo Lộc).

Tiếp tục trải qua các lần sáp nhập, chia tách thì đến ngày 11/07/1994, huyện Bảo Lộc được chia thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Đến ngày 11/03/2009, thị xã Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III. Ngày 08/04/2010, thị xã Bảo Lộc được nâng cấp thành Tp. Bảo Lộc trực thuộc tỉnh Lâm Đồng theo Nghị quyết 19/NĐ-CP.

Kể từ đó đến này, Tp. Bảo Lộc trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, đứng thứ 2 sau Tp. Đà Lạt.

Vị trí địa lý Tp. Bảo Lộc

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 2

Tp. Bảo Lộc nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Tây Nam: giáp huyện Đạ Hoai
  • Các phía còn lại: giáp huyện Bảo Lâm.

Nhìn vào bản đồ tỉnh Lâm Đồng sẽ thấy, Tp. Bảo Lộc là một thành phố nhỏ được ôm trọn gần như tuyệt đối bởi huyện Bảo Lâm.

Cả huyện Bảo Lâm và Tp. Bảo Lộc đều nằm trên cao nguyên Di Linh với độ cao trung bình là 900m so với mực nước biển.

Từ trung Tp. Bảo Lộc, cách trung tâm Tp. HCM khoảng 193km về hướng Tây Nam, cách Tp. Đà Lạt khoảng 110km về hướng Bắc và cách Phan Thiết 121 km về hướng Nam.

Diện tích, dân số & hành chính

  • Tổng diện tích toàn thành phố: 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng.
  • Dân số năm 2019: 158.981 người, mật độ dân số: 684 người/km2.
  • Dân tộc: Kinh, Mạ, Hoa, K’ho, Xtiêng, Nùng, Tày, Mnông,...

Dân cư sinh sống tại Tp. Bảo Lộc được chia thành 3 nhóm chính, gồm:

  • Nhóm dân tộc bản địa: Chủ yếu là người Mạ, nhìn chung cuộc sống còn khó khăn.
  • Nhóm người Kinh đến trước năm 1975: Chủ yếu ở phường Lộc Tiến, Lộc Phát và xã Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Ngã, dọc theo Quốc lộ 20. Đây là nhóm người năng động, nhạy bén trong sản xuất kinh, doanh.
  • Nhóm người Kinh đến sau năm 1975: Là những người dân từ khắp nơi trên cả nước đến lập nghiệp tạo nên một cộng đồng dân cư đa dạng. Tuy nhiên vì đến sau chưa có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn.

Hành chính: Thành phố Bảo Lộc có bao nhiêu phường?

Tp. Bảo Lộc có 11 đơn vị cấp xã, gồm 6 phường: 1, 2, B'Lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 5 xã: Đại Lào, Đamb'ri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh với 120 thôn, buôn, xóm, tổ dân phố.

Địa hình & khí hậu

Địa hình

Nằm trọn vẹn trên cao nguyên Di Linh, địa hình Tp. Bảo Lộc có 3 dạng chính là:

  • Núi cao: Chiếm 11% tổng diện tích toàn thành phố, tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam, có các ngon núi cao từ 800 - 1000m, độ dốc lớn, diện tích khoảng 2.500 ha.
  • Đồi dốc: Là khu vực dễ bị xói mòn, thường được trồng cây lâu năm như cà phê, chè hoặc dâu. Ở đây có các ngọn đồi và dải đồi dốc với đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao từ 800 - 850m.
  • Thung lũng: Chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố. Tập trung chủ yêu ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào. Đặc điểm tương đối bằng phẳng, thường được trồng cà phê, chè và cây ngắn ngày.

Khí hậu

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 3

Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm sau đây:

  • Nhiệt độ trung bình: 21 - 22 độ C, cao nhất là 27,4 độ C, thấp nhất là 16,6 độ C.
  • Số giờ nắng trung bình: 1.680 giờ/năm, 4,6 giờ/ngày.
  • Lượng mưa trung bình: 2.830mm/năm, số ngày mưa trung bình: 190 ngày/năm, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11.
  • Độ ẩm trung bình: 80 - 90%.
  • Gió: từ tháng 1 - 4 là gió Đông Bắc, từ tháng 6 - 9 là gió Tây Nam.
  • Sương mù: trung bình mỗi năm có 85 ngày xuất hiện sương mù, thường vào những tháng cuối mùa mưa.

Nhìn chung, khí hậu tại Tp. Bảo Lộc ôn hòa, dễ chịu, thích hợp để phát triển nông nghiệp. Đồng thời, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nơi đây được ví là mảnh đất “vàng” để phát triển nghỉ dưỡng và du lịch.

Tài nguyên thiên nhiên Tp. Bảo Lộc

Tài nguyên đất

Đất của Bảo Lộc khá đa dạng, gồm 8 loại đất chính, gồm:

  • Đất feralit trên bazan (chiếm tỷ lệ lớn)
  • Đất dốc tụ
  • Đất phù sa
  • Đất nâu vàng trên bazan
  • Đất nâu đỏ trên bazan
  • Đất nâu vàng trên đaxit
  • Các loại đất khác

Đất Bảo Lộc thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, dâu tằm, rau, hoa,...

Tài nguyên rừng

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 4

Toàn tỉnh Lâm Đồng có 617.815 ha rừng. Trong đó, UBND thành phố Bảo Lộc quản lý 1.256 ha đất có rừng và 2.000 ha đất trống. Phần lớn diện tích rừng của Tp. Bảo Lộc là rừng đặc dụng. Trữ lượng gỗ ước tính 180.000 m3.

Rừng Lâm Đồng nói chung và rừng Tp. Bảo Lộc nói riêng mang nhiều nét đặc trưng của thảm thực vật Việt Nam với hơn 400 loại gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá,...

Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản tại Bảo Lộc có than nâu, than bùn và khoáng sản kim loại như: quặng bauxit, đá xây dựng, đá ốp lát, sét gạch ngói.

Trong đó, trữ lượng bauxit tại đây đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau huyện Đak Nông của tỉnh Đắk Lắk.

Tài nguyên nước

Bảo Lộc có nguồn tài nguyên nước vô cùng dồi dào đến từ 3 hệ thống:

  • Hệ thống sông ĐaR’Nga: Phân bố ở phía Đông thành phố, gồm có: suối DaSre Drong, suối DaM’Drong, suối DaBrian. Đây là nguồn nước phục vụ cho ngành nông nghiệp.
  • Hệ thống suối Đại Bình: Phân bố chủ yếu ở phía Nam Quốc lộ 20, gồm: suối DaLab, suối Tân Hồ, suối Đại Bình.
  • Hệ thống suối ĐamB’ri: Phân bố chủ yếu ở xã ĐamB’ri, gồm có nhiều ghềnh thác, trong đó thác ĐamB’ri có tiềm năng để phát triển du lịch.

Ngoài ra, Bảo Lộc còn có trữ lượng nước ngầm phong phú, chất lượng. Nguồn nước này ngoài phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thì còn sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Tài nguyên du lịch

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 5

Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Di Linh, sở hữu những vườn, đồi trà thoai thoải, xa xa là những ngọn núi cao đã khiến cho thành phố hiện ra như một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Đặc biệt, Bảo Lộc có nhiều cảnh quan tuyệt đẹp thích hợp để phát triển du lịch như: đèo Bảo Lộc, thác ĐamB’ri, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình, suối Tân Thanh,... hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Cộng với thời tiết ôn hòa, khí hậu mát mẻ, Bảo Lộc là vùng đất lý tưởng được nhiều người lựa chọn để nghỉ dưỡng, cắm trại và du lịch khám phá.

Kinh tế Tp. Bảo Lộc

Nếu như Tp. Đà Lạt nổi bật với thế mạnh về du lịch và dịch vụ thì ở Bảo Lộc, nông nghiệp và công nghiệp là thế mạnh của thành phố.

Về nông nghiệp

- Cây hàng năm:

Tính đến tháng 3/2022, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân (2021 - 2022) tại Bảo Lộc ước đạt 172,4 ha, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Trong đó:

  • Diện tích trồng rau chiếm 69,2 ha, tăng 0,4%
  • Diện tích trồng hoa chiếm 38,9 ha, tăng 4,3%.

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 6

- Cây lâu năm:

Cây lâu năm tại Bảo Lộc phát triển từ những năm 1930 - 1940 khi thực dân Pháp đến đây và thành lập các nông trang, đồn điền trồng chè, cà phê,... Về sau, người dân nơi đây trồng thêm cây dâu tằm và cây ăn quả.

Kể từ đó đến nay, khi nhắc đến nông nghiệp của Tp. Bảo Lộc là nhắc đến các loại cây trồng sau:

  • Chè: Là loại cây xuất hiện ở Bảo Lộc trên 50 năm và vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển cho đến nay. Tại đây, đã có nhiều vùng sản xuất chè tập trung chuyên môn hóa cao, gắn liền sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, chè Bảo Lộc còn được xuất khẩu qua các quốc gia khác trên thế giới.
  • Cà phê: Diện tích trồng cà phê ở Bảo Lộc là 6.144 ha, sản lượng 8.478 tấn, đứng vị trí thứ 4 (sau Di Linh, Lâm Hà và Bảo Lâm).
  • Dâu tằm: Rất thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của Bảo Lộc. Hiện Bảo Lộc là địa phương có điều kiện để phát triển ngành dâu tằm tơ quy mô lớn, khép kín.
  • Cây ăn quả: Sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, bơ,... là những loại trái cây phổ biến ở Bảo Lộc. Đặc biệt, cây ăn quả ở Bảo Lộc có đặc điểm thu hoạch trái mùa so với các tỉnh phía Nam, nhờ vậy đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Về chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành được chú trọng phát triển từ sớm ở Bảo Lộc. Năm 1999, toàn địa bàn có 2.496 con bò và 25.951 con heo. Đến quý II/2022, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục duy trì ổn định với các con số như sau:

  • 50 con trâu
  • 2.750 con bò
  • 31.900 con heo
  • 3.100 ngàn gia cầm

Về thủy sản

Năm 2022, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố ước đạt 134,4 ha, tăng 0,1% so với năm ngoái. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 192 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ.

Về công nghiệp

Ngành công nghiệp của Tp. Bảo Lộc chiếm hơn 40% tỉ lệ kinh tế của cả tỉnh Lâm Đồng. Các ngành công nghiệp chủ yếu tại đây là chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc,...

Trong đó, công nghiệp chế biến chè được hình thành và phát triển từ những năm 30 của thế kỷ 20 dưới sự khai thác của người Pháp. Các nhà máy chè hiện đang hoạt động tại Bảo Lộc gồm: 19-5, 1-5, 26-3, 28-3, Hà Giang, Minh Rồng, Chè xanh I và II, cùng hàng loạt cơ sở chế biến tư nhân đang hoạt động khác.

Ngoài ra, Bảo Lộc còn là thủ phủ ngành dâu tơ tằm khi lĩnh vực ươm tơ dệt lụa ở đây được đầu tư và phát triển mạnh. Các xí nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm: Xí nghiệp ươm tơ dệt lụa tự động Tháng 8, Xí nghiệp dệt lụa VIKOTEX, Xí nghiệp chế biến tằm tơ Bảo Lộc, Xí nghiệp dệt VISINTEX, Xí nghiệp Việt Ý, Xí nghiệp dâu tằm tơ Lộc Đức, Xí nghiệp giống cấp II, Xí nghiệp se tơ,...

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 7

Tính đến quý I/2022, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố ước đạt 274.534 triệu đồng. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo đạt 268.156 triệu đồng, chiếm 97,68% tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Về sản phẩm, sản phẩm chè ước đạt 2.495 tấn và sản phẩm sợi tơ tằm ước đạt 17,4 tấn.

Ngoài ra, với trữ lượng bô xít và cao lanh lớn, Tp. Bảo Lộc còn có tiềm năng lớn về lĩnh vực khai thác và chế biến khoảng sản.

Về thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại - dịch vụ là lĩnh vực được quan tâm tại Bảo Lộc, với giá trị sản xuất chiếm 42,8% cơ cấu kinh tế. Hiện, mức tăng trưởng bình quân của lĩnh vực này là 10,8%/năm.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố, có:

  • Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trung tâm, chợ khu dân cư, nhà hàng,... được xây mới và nâng cấp;
  • Hệ thống cơ sở lưu trú phát triển mạnh;
  • Tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông,... phát triển hiện đại;

Quý I/2022, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 2.710 tỷ đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng con số đạt được vẫn tăng 13,1% so với cùng kỳ.

Để hoàn thành mục tiêu trở thành đô thị loại 2 vào năm 2025 thì lĩnh vực thương mại - dịch vụ sẽ được tiếp tục chú trọng đẩy mạnh phát triển.

Văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế

  • Giáo dục: Toàn thành phố có 74 cơ sở giáo dục từ hệ mầm non cho đến cao đẳng, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp đạt 82%. Hiện đang tập trung xây dựng thêm phân hiệu Đại học Tôn Đức Thắng và trường PTTH chuyên Bảo Lộc để tăng nguồn đào tạo nhân lực cho thành phố.
  • Y tế: Trên địa bàn thành phố có 2 bệnh viện cấp tỉnh, 2 phòng khám khu vực và 11 trạm y tế phường, xã. Hiện đang triển khai thêm dự án Bệnh viện II Lâm Đồng. Nhìn chung, các công trình y tế tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu về khám, chữa và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
  • Văn hóa, xã hội: Toàn thành phố có 94% khu dân cư văn hóa, 36,4% xã/phường có thiết chế nhà văn hóa, 56,3% thôn/tổ dân phố có Nhà sinh hoạt cộng đồng.
  • Bưu chính, viễn thông: Toàn thành phố có 1 bưu cục trung tâm và 5 bưu cục cấp 3, 1 trung tâm viênc thông đã hòa mạng thông tin trong nước và quốc tế. Mạng lưới đường thư cấp II, III đảm bảo hành trình 100% xã, phường, cơ quan, đơn vị trên toàn thành phố. Hiện nay, 100% xã, phường, đơn vị, cơ quan đã có báo trong ngày và 100% trường học có mạng internet, cùng 100% số xã, phường có đại lý dịch vụ internet.

Cơ sở hạ tầng Tp. Bảo Lộc

Các cụm công nghiệp

Trên địa bàn thành phố Bảo Lộc hiện có các cụm công nghiệp sau:

  • Cụm công nghiệp Đại Lào, diện tích 500 ha
  • Cụm công nghiệp Lộc An, diện tích 27,46 ha
  • Cụm công nghiệp Đạ Oai, diện tích 65,45 ha
  • Cụm công nghiệp Hà Lâm, diện tích 66,45 ha

Các cụm công nghiệp này đều tập trung tại phường Lộc Sơn.

Hạ tầng giao thông

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 8

Xác định hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế - xã hội, Tp. Bảo Lộc đã tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ mạng lưới giao thông để tạo ra sự kết nối và rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực. Cụ thể, trên địa bàn thành phố có các dự án giao thông quan trọng sau đây:

  • Quốc lộ 20
  • Quốc lộ 55
  • Đường tỉnh 725
  • Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
  • Dự án sân bay Lộc Phát - Bảo Lộc
  • Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Dự án bất động sản

Các dự án bất động sản chính là yếu tố làm thay đổi và hoàn thiện “bộ mặt” đô thị của thành phố, đồng thời giúp cho thị trường nhà đất Bảo Lộc có sức hút hơn. Một số dự án bất động sản nổi bật ở Tp. Bảo Lộc có thể kể đến như là:

Quy hoạch Tp. Bảo Lộc đến năm 2035, tầm nhìn 2050

Mục tiêu quy hoạch: Đến năm 2025, Bảo Lộc sẽ trở thành đô thị hạt nhân của tỉnh Lâm Đồng, định hướng là thành phố thông minh, đạt tiêu chí loại II. Đến năm 2040 sẽ trở thành thành phố có các tiêu chí tiệm cận đô thị loại I và thay thế vai trò, vị trí của Tp. Đà Lạt hiện nay.

Để làm được điều đó, Bảo Lộc cần đẩy mạnh phát triển toàn diện và bền vững, đến năm 2025 phải đạt các tiêu chí của đô thị loại II. Bằng cách:

- Phát triển hạ tầng đồng bộ: Ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển các dự án về dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng, thương mại và khám chữa bệnh. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn, tăng tốc độ triển khai các dự án giao thông quan trọng.

- Mở rộng không gian đô thị: Để đạt diện tích tối thiểu của đô thị loại II, Tp. Bảo Lộc sẽ mở rộng thêm không gian bằng việc sáp nhập 5 xã của huyện Bảo Lâm vào thành phố, gồm: Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc NamTân Lạc.

thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 9

- Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2030 sẽ đạt 257.900 người, trong đó nội thành có 135.700 người. Đến năm 2040, dân số đô thị đạt 320.000 người, trong đó nội thành khoảng 168.000 người.

- Quy hoạch đất đô thị: Đến năm 2030, diện tích đất đô thị khoảng 3.800 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 2.000 ha. Đến năm 2040m, diện tích đât đô thị khoảng 4.800 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 2.500 ha.

- Hình thành các cụm đô thị động lực, gồm:

  1. Khu vực trung tâm đô thị (1.825ha);
  2. Khu vực phát triển dân cư và du lịch sinh thái (9.941ha);
  3. Khu vực phát triển mới phía Đông (2.437ha);
  4. Khu vực phát triển đô thị mật độ thấp phía Tây (1.306ha);
  5. Khu vực phát triển đô thị phía Nam (1.746ha);
  6. Khu vực dự trữ phát triển phía Bắc (2.560ha);
  7. Khu vực trung tâm xã Lộc An (1.212ha);
  8. Khu vực phát triển du lịch thác Đambri (2.746ha);
  9. Khu vực phát triển và bảo tồn Nông – Lâm nghiệp (36.002ha).

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về Tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng cập nhật mới nhất, hi vọng đã giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan, toàn diện về thành phố thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng. Để tìm hiểu các thông tin liên quan khác về Tp. Bảo Lộc cũng như Tp. Đà Lạt, bạn đọc hãy xem thêm tại mục Lâm Đồng của website này nhé!

Xem thêm:

Đánh giá của bạn