4 lưu ý khi cho người nước ngoài thuê trọ tại Việt Nam

Cho người nước ngoài thuê trọ tại Việt Nam là việc mà các chủ trọ cần đặc biệt lưu ý về đối tượng và các thủ tục đăng ký, kê khai liên quan.

Hiện nay, số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá cao, do đó nhu cầu tìm thuê trọ của họ cũng tăng lên. Với các phòng trọ đã kinh doanh trước đó, việc cho người nước ngoài thuê không có gì khó khăn, tuy nhiên, vì đây là đối tượng được điều chỉnh bằng các quy định riêng trong luật nên cần kiểm tra kỹ thông tin, thực hiện đúng trình tự, thủ tục; đặc biệt là các phòng trọ chưa đăng ký đầy đủ. Bên cạnh việc thiết lập hợp đồng thuê trọ chặt chẽ, đầy đủ tính pháp lý thì một vài lưu ý dưới đây chủ trọ cần tiến hành trước và sau khi ký hợp đồng.

phòng trọ cho người nước ngoài

Điều kiện cho người nước ngoài thuê trọ

Điều kiện đối với bên cho thuê

Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định, bên cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở
  • Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự;
  • Nếu là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Điều kiện đối với bên thuê

Cũng tại Điều 119 Luật Nhà ở 2014, bên thuê là người nước ngoài phải tuân thủ theo các quy định sau:

  • Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Điều kiện phòng trọ cho thuê

Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 thì nhà cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
  • Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Thủ tục cho người nước ngoài thuê trọ

đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Bước 1: Đăng ký kinh doanh

Hồ sơ gồm:

  • Sổ đỏ hoặc giấy tờ liên quan xác nhận quyền sở hữu, sử dụng phòng trọ
  • Giấy chứng minh nhân dân của chủ trọ

Bước 2: Nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế

Hồ sơ gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
  • Tờ khai mã số thuế và tờ khai thuế môn bài

Bước 3: Đăng ký an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy tại Phòng an ninh trật tự - Công an quận

Hồ sơ gồm:

  • Bản khai lý lịch chủ trọ
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự,
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sơ đồ chi tiết mặt bằng cơ sở,
  • Đơn đề nghị kiểm tra điều kiện về phòng cháy chữa cháy,
  • Cam kết đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, bản thống kê phương tiện phòng cháy chữa cháy, quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy, phương án phòng cháy chữa cháy, văn bản thẩm duyệt thiết kế nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy

Bước 4: Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại công an phường

Hồ sơ gồm:

  • Phiếu khai báo tạm trú,
  • Hợp đồng thuê, hộ chiếu còn thời hạn,
  • Giấy phép tạm trú hợp pháp ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên,
  • Giấy đăng ký an ninh trật tự,
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
  • Sổ đỏ, Giấy tờ chứng minh liên quan, Chứng minh nhân dân chủ trọ

Bước 5: Nộp thuế thu nhập cá nhân

Hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng cho thuê,
  • Kê khai thuế phải nộp theo Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền công, thù lao

Cũng như việc cho thuê trọ trong nước, hợp đồng thuê nhà trọ đối với người nước ngoài cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như các điều khoản thiếu chặt chẽ. Thực tế, trong vai đi tìm trọ, người nước ngoài cũng lo lắng gặp phải phòng trọ lừa đảo, bên cho thuê cũng dè dặt vì sợ gặp phải đối tượng không thỏa mãn luật định. Do đó, trước khi ký kết hợp đồng chính thức, đôi bên phải xác minh thông tin, thỏa thuận chặt chẽ và tốt nhất nên tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng để đảm bảo pháp lý.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn