Toàn cảnh bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Toàn bộ thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của cả nước, có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa cũng như thu hút sự chú ý của các dòng vốn đầu tư. Trong quy hoạch Tp. Cần Thơ tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ ra những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng. Trong đó, quận Ninh Kiều là quận trung tâm, nắm giữ vai trò then chốt của địa phương.

Hiện nay, thông tin về bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ được rất nhiều người quan tâm, nhất là giới đầu tư và khách hàng tìm mua bất động sản tại đây. Nắm rõ quy hoạch sẽ giúp xác định được định hướng phát triển cũng như nhận diện các khu vực giàu tiềm năng.

Dưới đây là bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ và những thông tin liên quan được cập nhật mới nhất.

Tổng quan về bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Ðồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ninh Kiều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do UBND quận Ninh Kiều phối hợp với Sở Xây dựng Thành phố Cần Thơ công bố. Quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ, có diện tích tự nhiên khoảng 2926 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Đông Bắc: Giáp tỉnh Vĩnh Long qua Sông Hậu
  • Phía Đông Nam: Giáp quận Cái Răng.
  • Phía Tây Nam: Giáp huyện Phong Điền.
  • Phía Tây Bắc: Giáp quận Bình Thủy.

Mục đích của đồ án quy hoạch

Định hướng cho Ninh Kiều phát triển xứng tầm là đô thị trung tâm của TP Cần Thơ; nhất là đẩy mạnh thu hút các dự án thương mại, dịch vụ, khu đô thị, khu dân cư, nhà cao tầng trong thời gian tới; cải tạo khu vực đô thị hiện hữu của Ninh Kiều thêm phần khang trang, hiện đại.

Bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều

Mục tiêu quy hoạch quận Ninh Kiều

Căn cứ theo quyết định 2639/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ninh Kiều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và theo đồ án quy hoạch chi tiết 1.500 quận Ninh Kiều đã được phê duyệt, Thành phố Cần Thơ xác định tính chất quy hoạch phát triển quận Ninh Kiều như sau:

  • Quy hoạch quận Ninh Kiều trở thành một phần quan trọng của Khu đô thị truyền thống Ninh Kiều - Bình Thủy thuộc Khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
  • Trở thành hạt nhân của thành phố trong quá trình hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ, ngân hàng, tài chính, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Quy hoạch Quận Ninh Kiều phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Quy hoạch không gian quận Ninh Kiều

Quy hoạch phân khu quận Ninh Kiều có diện tích khoảng 2.923,33ha; dân số đến năm 2030 là 305.000 người, năm 2050 là 310.000 người. Không gian quận Ninh Kiều được phân ra 4 khu chức năng để kiểm soát phát triển:

  • Phân khu 1 (khu vực tiếp giáp sông Hậu) gồm cồn Cái Khế và Cồn Khương (phường Cái Khế), diện tích khoảng 668,49ha: chức năng là khu vực phát triển đô thị, dịch vụ du lịch sinh thái gắn với cảnh quan sông nước, các nhóm nhà ở, Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao thành phố…
  • Phân khu 2 (khu vực tiếp giáp sông Cần Thơ), giới hạn gồm đường 30-4, Hòa Bình (phường Tân An, Hưng Lợi), có diện tích khoảng 368,47ha:chức năng là trung tâm đô thị hiện hữu truyền thống phát triển lâu đời, gắn với đặc trưng văn hóa, lịch sử, Trung tâm chính trị - hành chính cấp quận…
  • Phân khu 3 bao gồm phường An Phú, Xuân Khánh, An Bình, An Khánh, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp,... là khu vực trung tâm hiện hữu và lớn nhất, có diện tích khoảng 1.417,62ha: chức năng là khu đô thị trung tâm hiện hữu có mật độ xây dựng cao kết hợp các hoạt động thương mại dịch vụ sầm uất, trung tâm giáo dục, đào tạo, y tế cấp quận, thành phố và cấp vùng. Khu đô thị này tiếp giáp với không gian phát triển của quận Bình Thủy, có sự kết nối chặt chẽ về không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông và các khu chức năng đô thị…
  • Phân khu 4 - Khu vực đô thị phát triển mới (phường An Bình, tiếp giáp quận Bình Thủy, huyện Phong Điền), có diện tích khoảng 458,15ha: chức năng là khu vực đô thị phát triển mới của quận, tạo gắn kết giữa khu đô thị trung tâm của quận với các khu vực lân cận.

Ngoài ra, theo đơn vị tư vấn lập đồ án, trong quy hoạch được duyệt còn có các phương án đề xuất xây dựng nhà cao tầng (khoảng từ 20 - 30 tầng) nhằm mục đích tạo điểm nhấn cho quận Ninh Kiều và toàn thành phố nói chung. Vị trí được xác định tại các khu vực cồn Cái Khế, trục đường Châu Văn Liêm (khu vực gần công viên Lưu Hữu Phước), đường Nguyễn Văn Cừ. Các khu vực này có lợi thế khá lớn về quỹ đất. Được biết, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng xuống tiền xây dựng cao tầng tại đây. Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông, kết nối địa phương và khu vực cũng được đặc biệt chú trọng.

Chi tiết bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

  • Khu đô thị quy hoạch nằm phân bố về phía nam sông Ô môn, bên cạnh đó thì khu vực Đông Nam của quốc lộ 9 cũng thuộc quy hoạch này và khu đô thị phát triển các khu ở cao tầng kết hợp với hạ tầng.
  • Đối với các phân khu công nghệ cao thì được bố trí tại phía bắc của sông Ô Môn và khu vực này có diện tích rất lớn. Quy hoạch khu vực dự án công nghệ cao này sẽ có sức chứa được hơn 70.000 người được xây dựng với công nghệ tiên tiến.
  • Phân khu bất động sản thì thấp tầng được bố trí ở Hưng Thạnh và Hưng Phú, Phú An.Quy hoạch này tập trung dành cho các đối tượng ven sông Cần Thơ và quận Cái Răng phần phái năm của quốc lộ 1A; phù hợp với tính chất sông nước và đồng thời tạo điểm nhấn cho khu vực trung tâm ven sông Hậu và sông Cần Thơ.

Khu công nghiệp và khu chế xuất cảng bến có quỹ đất lên đến 3.000 – 3.800ha:

  • Cảng cái cui với diện tích là 600 – 700 ha sẽ được quy hoạch là khu công nghiệp Hưng Phú 1 và 2.
  • Khu vực cảng Ô Môn sẽ dành cho ngành công nghiệp năng và các nhà máy xi măng, các nhà máy điện cũng nằm tại đây với diện tích là 800 – 900 ha.
  • Nằm ven sông Hậu và kênh Cái Sắn là khu công nghiệp bến bãi, kho cảng rộng khoảng 1.000 – 1.200 ha.
  • Khu cảng Cái Răng xây dựng hệ cảng quốc tế và Thốt Nốt, Trà Nóc dành cho các khu công nghiệp.

Quy hoạch về quỹ đất dự trữ quận Ninh Kiều

Từ bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ cho thấy, quỹ đất dự trữ sẽ là khoảng 4.000 ha; thuộc khu vực nông trường sông Hậu và Cờ Đỏ, dùng vào mục đích phát triển khu đô thị công nghiệp khi cần thiết.

Chi tiết quy hoạch quận Ninh Kiều

Vai trò, vị thế quận Ninh Kiều đối với Tp. Cần Thơ

Với sự thuận lợi trong vị trí địa lý, quận Ninh Kiều có nhiều cơ sở, nền tảng tốt để trở thành quận trung tâm của thành phố, tiên phong về các mặt như kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa. Trong nhiều năm qua, Ninh Kiều không ngừng đẩy mạnh phát triển các loại hình như dịch vụ, du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, viễn thông,... cũng như hoàn thiện hệ thống hạ tầng đường bộ, đường thủy, tăng cường hoạt động vận tải, sửa chữa, cung ứng thiết bị, kho bãi, bốc xếp,... Nhờ đó, Ninh Kiều ngày càng có vị thế, vai trò quan trọng đối với kinh tế của thành phố, xác định dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhiều dự án góp phần cải thiện diện mạo

Nhờ lợi thế là quận trung tâm, Ninh Kiều đón nhận nhiều công trình, dự án lớn từ các nguồn vốn khác nhau, có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện diện mạo theo hướng hiện đại, văn minh:

  • Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Thành phố,
  • Bệnh viện Nhi đồng, Trung tâm Truyền máu huyết học,
  • Đại học Cần Thơ (mở rộng), Đại học Y dược, Đại học Kỹ thuật Công nghệ,
  • Kè sông Cần Thơ, đường Mậu Thân - Sân bay Trà Nóc (đường Võ Văn Kiệt),
  • Đường Nguyễn Văn Cừ, đường Nguyễn Văn Linh,
  • Khu tái định cư Thới Nhựt 1, Thới Nhựt 2, Đài Truyền hình Cần Thơ, công viên Lưu Hữu Phước, rạch Tham Tướng, rạch Bần, rạch Cái Khế, rạch Chùa, rạch cầu Kinh…
  • Các khu dân cư ở khu vực Cồn Khương, Quốc lộ 91B, đường Nguyễn Văn Cừ, cải thiện chất lượng sống từng ngày.
  • Nhiều công trình trọng điểm quy mô lớn có tính chất chiến lược của thành phố, của vùng đã và đang được đầu tư như: cầu đi bộ Ninh Kiều, cầu Quang Trung, cầu Trần Hoàng Na...

Cùng với đó là tăng cường công tác quản lý đô thị. Từ năm 2011, quận Ninh Kiều luôn lấy trật tự, kỷ cương đô thị làm chủ đề và khâu đột phá xuyên suốt, góp phần hình thành lối sống văn minh, xây dựng cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp.

Khi kết cấu hạ tầng được đầu tư khang trang, an ninh trật tự được đảm bảo, sản xuất - kinh doanh trên địa bàn quận có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư:

  • Thương mại dịch vụ trở thành thế mạnh của quận Ninh Kiều. Đến cuối năm 2020, khu vực thương mại-dịch vụ chiếm trên 76%, công nghiệp và xây dựng chiếm 23,97%, nông nghiệp chiếm 0,01%.
  • Trên địa bàn quận có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại như Maxi-Mart, VinaText, Metro Hưng Lợi, Phan Khang, Trung tâm Thương mại Sense City (Dự án Mở rộng Co.op-mart Cần Thơ), Nguyễn Kim, siêu thị điện máy Chợ Lớn,... Một số dự án đang triển khai xây dựng như Trung tâm Thương mại Dịch vụ Lotte Cần Thơ, Trung tâm Thương mại dịch vụ của Tập đoàn Vingroup…
  • Hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển;
  • Hệ thống bán buôn, bán lẻ, cùng các chợ truyền thống cũng góp phần làm tăng sự dồi dào hàng hóa cũng như chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời làm tăng thu ngân sách đáng kể.

Diện mạo Ninh Kiều ngày một khởi sắc

Ông Dương Tấn Hiển, Phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho biết: “Đến năm 2020, Ninh Kiều phấn đấu cơ bản hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đạt tiêu chuẩn của quận trung tâm TP. Cần Thơ, đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cao, đảm bảo các hoạt động của quận và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho Thành phố. Ninh Kiều phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, xã hội, phấn đấu trở thành quận có đời sống kinh tế và trình độ dân trí cao, có nếp sống văn minh hiện đại”.

Đẩy mạnh chất lượng quy hoạch

Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ Huỳnh Văn Sáu, theo đồ án Quy hoạch phân khu quận Ninh Kiều đã được UBND thành phố phê duyệt thì chủ yếu là tập trung vào các nhiệm vụ như:

  • Cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu,
  • Giải quyết các vướng mắc mà những quy hoạch trước đây đã không còn phù hợp, nghiên cứu điều chỉnh lại, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch quận để làm cơ sở quản lý.
  • Cải tạo chỉnh trang, đồng thời phát triển các công trình hiện có như: một số công trình khu vực cồn Cái Khế, khu vực Trường Đại học Cần Thơ, các cụm bệnh viện, Trường Đại học Y dược ở đường Nguyễn Văn Cừ, các cụm cơ quan, trụ sở thương mại trong khu vực…

Mở rộng hạ tầng, định hướng khung tuyến giao thông chính có tính kết nối:

  • Đường Nguyễn Hiền từ Khu dân cư 91B quy hoạch nối lên đường vành đai phía Tây, đến Mỹ Khánh và hướng ngược lại nối đến Hồ Bún Xáng, ra cầu Rạch Ngỗng, kết nối với đường Hoàng Quốc Việt, qua quốc lộ 91B, ngang khu dân cư Thới Nhựt, đến Võ Văn Kiệt,...
  • Kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai một số trục công viên dọc sông Cần Thơ, sông Hậu, kết hợp các dịch vụ thương mại nhằm bù đắp chi phí bỏ ra đồng thời tạo ra hình ảnh Ninh Kiều khang trang, hiện đại hơn.

Cũng theo ông Sáu, để triển khai thực hiện đồ án Quy hoạch phân khu quận Ninh Kiều được hiệu quả hơn, thời gian tới, Sở Xây dựng cùng với UBND quận sẽ thực hiện các nội dung chính như:

  • Rà soát các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 đã được duyệt để đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ cho phù hợp đồ án Quy hoạch phân khu.
  • Xem xét lập kế hoạch thực hiện các quy hoạch chi tiết tại các khu vực có nhu cầu quản lý cao.
  • Sở Xây dựng hướng dẫn quận lập quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc theo quy định của Luật Kiến trúc.
  • Quận cần chủ động phối hợp với Sở Xây dựng để đề xuất tháo gỡ, giải thích các nội dung vướng mắc phát sinh, điều chỉnh cục bộ quy hoạch cho phù hợp.

Đẩy mạnh chất lượng quy hoạch Ninh Kiều

Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố có trách nhiệm chung trong việc xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều trở thành đô thị văn minh, hiện đại, xứng tầm là đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ.

Vì vậy, theo ông, trong thời gian tới: cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cần:

  • Quán triệt Nghị quyết số 05 của Thành ủy, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị thành phố về vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của quận Ninh Kiều trong phát triển kinh tế xã hội thành phố, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ;
  • Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, giải pháp theo Nghị quyết số 05 của Thành ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố…
  • Quận ủy Ninh Kiều chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành của thành phố tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị trung tâm thành phố phù hợp với quy hoạch và phát triển thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong nhiệm kỳ 2020-2025...

Ngoài ta, theo ông Huỳnh Trung Trứ - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều, cho rằng, để việc thực hiện Nghị quyết số 05 của Thành ủy đạt hiệu quả cao cũng như quy hoạch quận Ninh Kiều sớm đạt được mục tiêu, thành phố cần:

  • Cho phép quận thực hiện thí điểm khai thác quảng cáo ngoài trời từ 3-4 tuyến đường để tạo nguồn kinh phí đầu tư đường đèn nghệ thuật, quảng bá hình ảnh và tuyên truyền các sự kiện chính trị, văn hóa của địa phương…
  • Thí điểm đề án xã hội hóa khai thác một phần diện tích công viên tạo nguồn kinh phí để quản lý, duy tu, bảo dưỡng cây xanh, tiết kiệm ngân sách nhà nước;
  • Thí điểm thực hiện đề án khai thác mặt nước đối với các kênh rạch và thí điểm khai thác cảnh quan các hồ trên địa bàn vào hoạt động dịch vụ, du lịch nhằm tạo nguồn xã hội hóa để thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên các tuyến sông, kênh rạch, hồ và trang trí, làm đẹp cảnh quan các tuyến kè cặp kênh rạch...

Với những thông tin về bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ, bạn đọc sẽ hiểu thêm về tầm nhìn, định hướng phát triển của khu vực này. Cùng với nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chắc chắn, Ninh Kiều trong tương lai sẽ là đô thị văn minh, có sức hút bậc nhất của Thành phố Cần Thơ.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn