Báo giá thiết kế nhà thép tiền chế 2023: #Top +05 mẫu thiết kế nổi bật

Báo giá thiết kế nhà thép tiền chế chi tiết 2023. Hướng dẫn cách tính chi phí nhanh và chính xác nhất cho từng diện tích, từng thiết kế.

Nhà thép tiền chế cấp 4, nhà khung thép 1 tầng hay nhà khung thép 2 - 3 tầng dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Với những lợi thế về chất lượng, sự linh hoạt trong thiết kế, thi công nhanh chóng,... với tài chính giao động từo 400 triệu - 2 tỷ đồng, nhiều người ưu tiên cho loại hình nhà ở này.

Anh/chị đang có dự định xây nhà thép tiền chế và đang tìm kiếm:

  • Thiết kế nhà thép tiền chế đẹp, xu hướng 2023
  • Bảng báo giá thiết kế thép tiền chế chi tiết và rẻ nhất
  • Quy trình thi công và nguyên vật liệu xây dựng nhà thép tiền chế

Tất cả những vấn đề vừa nêu sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ và chính xác nhất ngay sau đây:

Báo giá thiết kế nhà thép tiền chế tối ưu, tiết kiệm

- Đối với công đoạn thiết kế móng nông, chi phí thi công dao động từ 500.000 – 600.000 nghìn đồng. Móng nông được làm bằng bê tông cốt thép, có độ sâu khoảng 1,5m.

- Đối với móng cọc bê tông cốt thép, chi phí thi công dao động từ 600.000 đến 700.000 nghìn đồng. Loại móng này có độ dài khoảng 15 mét và được giằng chắc bằng bê tông cốt thép.

- Giá kết cấu công trình khoảng từ 1,4 – 1,6 triệu đồng/m2.

- Giá hoàn thiện ngôi nhà khoảng từ 3 – 3,5 triệu đồng/m2.

Lưu ý: Đơn giá sẽ phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế, yêu cầu và thông số kỹ thuật của từng công trình. Chủ đầu tư cần làm việc trực tiếp với nhà thầu và khảo sát vị trí xây dựng để có được đơn giá chính xác.

Ví dụ: Diện tích thiết kế nhà thép tiền chế 100m2, với đơn giá hoàn thiện trọn gói 100% là 3 triệu đồng/m2. Vậy giá thiết kế sẽ là:

=> Giá thiết kế nhà thép tiền chế = Đơn giá trọn gói x Diện tích thiết kế = 3 triệu x 100m2 = 300 triệu đồng

>>> Xem thêm:

Quy trình thi công & Các vật liệu cần thiết trong thiết kế nhà thép tiền chế

a. Quy trình thi công nhà thép tiền chế

  • Bước 1: Thu thập thông tin, yêu cầu về công trình từ chủ đầu tư

Bước này để chúng tôi biết được loại công trình sẽ thực hiện có vị trí nằm ở đâu, diện tích bao nhiêu?

  • Bước 2: Đề xuất phương án thiết kế

Sau khi đã có những thông tin cơ bản về công trình nhà thầu sẽ tư vấn và đề xuất phương án thiết kế với bên chủ đầu tư.

  • Bước 3: Thiết kế cơ sở, giúp chủ đầu tư có cái nhìn bao quát tổng thể về công trình.

Bao gồm: Vị trí hạng mục, xem xét quy mô, phương án thiết kế; Hệ thống kỹ thuật hạ tầng, công nghệ.

  • Bước 4: Thiết kế bản vẽ kỹ thuật chi tiết

Bản thiết kế kỹ thuật cũng có thể hiện rõ các chi tiết cấu tạo, nguyên liệu đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn được vận dụng trong thực tế, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

  • Bước 5: Thực hiện thi công theo bản thiết kế với tiến độ nêu rõ trong hợp đồng ký kết giữa 2 bên.
  • Bước 6: Bàn giao công trình theo đúng thiết kế.
  • Bước 7: Bảo hành cho công trình, theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng, bảo quản.

b. Vật liệu sử dụng trong xây dựng nhà thép tiền chế

Nhà tiền chế là loại nhà được lắp đặt từ các bộ phận đã được gia công trước, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian xây dựng, bao gồm:

- Móng nhà:

  • Để xây dựng nền móng cho công trình, ta cần sử dụng các nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, ống nước, gạch, đá và bê tông tươi.
  • Tùy thuộc vào đặc điểm của đất và trọng lượng của công trình, bạn sẽ chọn thiết kế nền móng nông hoặc đóng cọc. Vì nền móng là phần quan trọng nhất của công trình nên phải chọn các nguyên vật liệu có chất lượng cao để bảo đảm sự bền chắc cho công trình.

- Kết cấu bao quanh:

  • Tường gạch, tấm panel, tấm lấy sáng, tôn, gỗ, kính.
  • Để công trình có tính ứng dụng cao và đẹp mắt, ta cần chọn vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng và kiểu dáng của nó.

- Kết cấu phần chính:

  • Các loại sắt thép như tấm, hộp, vuông, tròn được dùng để chế tạo khung, kèo, cột. Để nối các chi tiết sắt thép lại với nhau cần có bảng mã, bulong, cáp căn.
  • Hệ khung thép nhà tiền chế là yếu tố quan trọng cho sự vững chắc của công trình, nên được làm từ các nguyên liệu cao cấp, chất lượng tuyệt vời, đã được xử lý hoàn chỉnh để bảo đảm độ bền lâu, chắc chắn.

- Thi công hoàn thiện:

  • Lát sàn, lát nền, lắp ráp cửa cuốn, cửa chính, cửa sổ, vách ngăn, mái, tấm thép, nội ngoại thất cho công trình.
  • Việc hoàn thiện công trình giúp tạo nên những chi tiết tinh xảo, sự hoàn hảo, tiện nghi và bền vững, phụ thuộc vào mức đầu tư, chất lượng vật tư cũng được cải thiện.

Top +05 mẫu thiết kế nhà thép tiền chế nổi bật

Trên đây là báo giá thiết kế nhà thép tiền chế và những hạng mục vật liệu tối ưu chi phí khi xây dựng nhà xưởng hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại các thông tin hữu ích cho bạn.

Nhận báo giá chính xác nhất cho diện tích và thiết kế nhà thép tiền chế của anh/chị.

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

Đánh giá của bạn