Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là những loại hình bất động sản được giao dịch phổ biến trên một nhóm đối tượng nhất định trong xã hội.

Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, việc thuê, thuê mua, mua bán cũng phải tuân thủ các quy định chung như việc phải lập hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm bên cạnh những điều kiện đặc thù về đối tượng, thủ tục trong cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, hợp đồng thuê mua hoặc mua bán loại hình nhà ở này. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố pháp lý, các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước còn có nhiều đặc điểm mà không hẳn ai cũng biết.

Như các bài viết trước đã thông tin, hiện có 4 loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Mỗi loại hình tương ứng với các yêu cầu về xây dựng, hình thức, thời gian sử dụng khác nhau.

Nhà ở công vụ

Nhà công vụ là nhà được phân cho cán bộ, công chức, người đảm nhiệm chức vụ, vị trí có nhiệm vụ đặc thù trong các cơ quan nhà nước.

Mục đích của nhà công vụ

  • Dùng để ở, tiếp khách hoặc các chức năng khác nhằm mục đích phục vụ cho vị trí công tác
  • Tạo điều kiện, môi trường làm việc, sinh hoạt thuận lợi, tiện ích cho cá nhân thuộc đối tượng được sử dụng nhà công vụ.

nhà ở công vụ

Tiêu chuẩn của nhà công vụ

Quyết định số 27/2015/QĐ-TTg đã nêu rõ đối tượng sử dụng tương ứng với diện tích của mỗi căn nhà ở công vụ:

  • Biệt thự loại A (450 - 500 m2, diện tích sử dụng là 300 – 350 m2) được bố trí cho các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Biệt thự loại B (350 - 400 m2, diện tích sử dụng từ 250 - 300 m2) được bố trí cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên (trừ chức danh Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư).
  • Căn hộ chung cư loại 1 tại khu vực đô thị (140 – 160 m2) được bố trí cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên đến dưới 10,4.
  • Căn hộ chung cư loại 2 (100 – 115 m2) được bố trí cho các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên; Trung tướng, Thiếu tướng trong các lực lượng vũ trang; nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các chức danh tương đương.
  • Căn hộ chung cư loại 3 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 tại khu vực nông thôn (80 – 90 m2) được bố trí cho các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 đến dưới 1,3; chuyên viên cao cấp (A3); giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; Đại tá, Thượng tá, Trung tá trong các lực lượng vũ trang; nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các chức danh tương đương.
  • Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị (60 – 70 m2) hoặc căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn (55 - 65 m2) sẽ được bố trí cho các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,2 đến dưới 0,7; chuyên viên chính (A2); giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; Thiếu tá, Đại uý trong các lực lượng vũ trang.
  • Căn hộ chung cư loại 5 (25 – 45 m2) tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 3 tại khu vực nông thôn (40 - 45 m2) được bố trí cho các chức danh chuyên viên (A0, A1) hoặc chức danh tương đương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; sĩ quan từ Thiếu úy đến Thượng úy trong các lực lượng vũ trang, quân nhân chuyên nghiệp.
  • Căn nhà loại 4 tại khu vực nông thôn (25 - 35 m2) được bố trí cho các chức danh công chức loại B, C, quân nhân chuyên nghiệp; giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế có chức danh tương đương đến công tác tại khu vực nông thôn xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

Nhà ở tái định cư

Nhà ở tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 3 Luật Nhà ở 2014)

Tiêu chuẩn nhà ở tái định cư (Điều 39 Luật Nhà ở 2014)

Nhà ở tái định cư ở khu vực đô thị

  • Nhà ở riêng lẻ

        + Bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.

       + Phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt và kỹ thuật kiến trúc.

  • Căn hộ chung cư

       + Phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;

       + Được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.

nhà ở tái định cư

Nhà ở tái định cư ở khu vực nông thôn

  • Thiết kế, xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở,
  • Tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở như: Phải hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân và của các dân tộc tại từng vùng, miền.
  • Bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì đã không còn là câu hỏi quá xa lạ với phần đa người dân hiện nay. Đây là loại nhà phù hợp với người dân lao động thấp, cần được hỗ trợ về tài chính. Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rất rõ về đặc điểm, tiêu chuẩn của nhà ở xã hội. Hiện nay các dự án nhà ở xã hội đang được Nhà nước quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi thể phát triển, tiện ích tại các khu nhà cũng được chú trọng hơn nhằm tạo ra môi trường sống tốt nhất.

Nhà ở cũ

nhà ở cũ

Nhà ở cũ là loại nhà được điều chỉnh bởi nhiều quy định về giá bán, điều kiện mua bán, đối tượng thuê, mua lại. Những quy định về cách xác định thời điểm giao nhà, bố trí nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cho những đối tượng đang sử dụng đã được sửa đổi tại Nghị định số 30/2019/NĐ-CP. Theo đó, nội dung cụ thể như sau:

  • Trường hợp người đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà và có tên trong hợp đồng này:

        + Nếu thời điểm bố trí nhà ở được ghi trong hợp đồng thuê nhà, xác định theo thời điểm ghi trong hợp đồng;

         + Nếu trong hợp đồng không ghi thì xác định theo thời điểm ký hợp đồng đó;

        + Hợp đồng thuộc diện ký lại hoặc gia hạn hợp đồng thuê nhà, thời điểm bố trí sử dụng được xác định theo thời điểm nêu tại hợp đồng ký kết đầu tiên...

  • Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà nhưng có tên trong văn bản bố trí sử dụng thì thời điểm sử dụng nhà ở được xác định theo thời điểm ghi trong văn bản đó. Nếu văn bản không ghi thời điểm thì xác định theo thời điểm ban hành.
  • Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở do nhận chuyển quyền thuê nhà ở, thời điểm xác định theo thời điểm người đầu tiên có tên trong hợp đồng hoặc văn bản bố trí sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
  • Các trường hợp đã ký hợp đồng thuê nhà ở trước ngày 15/5/2019 mà có ghi thời hạn thuê nhà ở khác với thời hạn quy định tại Nghị định này thì các bên không phải ký lại hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp đến ngày 15/5/2019 mà thuộc diện gia hạn hoặc ký lại hợp đồng thuê nhà ở thì thời hạn thuê nhà ở được xác định theo quy định của Nghị định này.

Xem thêm:

 

Đánh giá của bạn