Đất không có sổ đỏ nên mua không? Các vấn đề cần biết

Đất không có sổ đỏ thường có giá rất "mềm", dù biết mua đất không sổ đỏ khá nguy hiểm nhưng vì lợi nhuận nhiều người vẫn bỏ tiền mua.

Có nên mua đất không có sổ đỏ?

Đứng về phương diện an toàn cho người mua, giữa việc chọn nhà đất có sổ đỏ và nhà đất không có sổ đỏ thì vẫn nên ưu tiên nhà đất có đầy đủ các giấy tờ pháp lý. Tuy nhiên, trường hợp hỏi đất không có sổ đỏ có nên mua hay không thì vẫn cần phải xem xét kỹ lưỡng về các vấn đề như:

  • Lý do vì sao bên bán không có sổ đỏ
  • Khả năng được cấp sổ đỏ là bao nhiêu
  • Tỷ lệ tránh các tranh chấp hoặc quyết định thu hồi của nhà nước
  • Có bán lại được hay không và lợi nhuận là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, việc mua bán đất không có sổ đỏ sẽ được xem là không hợp pháp. Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đủ các điều kiện sau:

  • Đất có sổ đỏ
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
  • Đất không có tranh chấp
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Nếu như, thửa đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì không nên mua. Còn trường hợp thửa đất đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng chưa làm thủ tục cấp sổ đỏ thì có thể mua và yêu cầu người bán làm thủ tục cấp sổ đỏ trước, chỉ khi nào người bán có Sổ đỏ thì mới thực hiện thủ tục chuyển nhượng (vì khi đó mới đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, đủ hồ sơ để công chứng hợp đồng mua bán và sang tên Sổ đỏ).

Đất không có sổ đỏ - 1

Hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ

Trong trường hợp người bán không thể làm sổ đỏ trước khi bán mà người mua vì lợi nhuận hoặc lý do khác mà vẫn quyết định tiến hành mua bán thì phải kỹ lưỡng trong hợp đồng mua bán nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Hiện tại, Quy trình, thủ tục việc mua bán nhà đất cũng sẽ không có khuôn mẫu nào hướng dẫn. Vì vậy, bên mua cần kiên quyết nhận được cam đoan của bên bán về việc xin cấp sổ đỏ sau khi ký kết hợp đồng mua bán, vì mọi giao dịch nhà đất đều phải qua công chứng mới có giá trị trước pháp luật.

Nội dung chính của mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ được viết tay, bắt buộc phải có các thông tin dưới đây:

  • Thông tin hai bên: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
  • Quyền sử dụng đối với thửa đất được chuyển nhượng và tài sản gắn liền với đất. Bao gồm những thông tin cụ thể về thửa đất như số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích đất,…
  • Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán
  • Điều khoản về việc giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất
  • Trách nhiệm nộp thuế và các khoản lệ phí khác
  • Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
  • Cam đoan về trách nhiệm của các bên

Đặc biệt, bên mua phải chú ý một số nội dung để ràng buộc bên bán thực hiện làm sổ đỏ sau khi chuyển nhượng:

  • Bên bán có trách nhiệm xin các đơn vị có thẩm quyền cấp Sổ đỏ đúng với thửa đất và diện tích đất như thống nhất bán cho bên mua.
  • Hai bên đồng ý tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ để tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Sau khi ký kết hợp đồng này, bên bán tiến hành thủ tục xin cấp sổ đỏ, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như thủ tục sang tên sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật

Đất không có sổ đỏ - 2

Mặc dù có hợp đồng và các điều khoản ràng buộc giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, đất không có sổ đỏ sẽ đứng trước rất nhiều rủi ro về pháp lý. Người mua phải cân nhắc kỹ lưỡng và dự phòng trước những trường hợp có thể xảy ra và phương án xử lý, nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại về tiền của.

Trong trường hợp đất có đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Người mua nên hỗ trợ người bán sớm làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ và gửi lên cơ quan chức năng để sớm được xét duyệt hoặc đứng ra nhận ủy quyền thực hiện các thủ tục cấp sổ đỏ. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo mẫu
  • Xác nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định, lâu dài
  • Xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất

Hồ sơ nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các vấn đề liên quan đến hồ sơ sẽ được bộ phận chức năng yêu cầu bổ sung hoặc thực hiện cụ thể.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn