Phương pháp đo lường và cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp

Tính thanh khoản của Doanh nghiệp đa phần được tính dựa trên tỷ số thanh toán. Đây là phép tính cho ra kết quả tương đối nhất tùy trường hợp áp dụng.

Để hiểu được thanh khoản là gì, cần phải đặt khái niệm này vào từng lĩnh vực cụ thể. Ở góc nhìn tài chính hay tính thanh khoản trong bất động sản sẽ mang đặc điểm riêng của lĩnh vực đó dù vẫn xuất phát dựa trên một khái niệm tổng quát chung. Tương tư như vậy, tính thanh khoản của doanh nghiệp chính là sự đánh giá về khả năng thanh toán hóa đơn đến hạn bằng tiền mặt tại công ty. Hiện nay, có nhiều cách để tính tỷ số thanh toán nhằm đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp; mỗi cách đều có những lợi thế và điểm yếu riêng. Doanh nghiệp có thể dựa vào đây để đánh giá và đưa ra phương án cải thiện cho phù hợp.

đo lường tính thanh khoản doanh nghiệp

Các phương pháp đo lường tính thanh khoản doanh nghiệp

Cách thứ nhất: Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, được biểu diễn bằng công thức:

Khh = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

  • Nếu Hnh >1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Tỷ số này càng cao, doanh nghiệp càng đảm bảo tốt khả năng chi trả, nguy cơ phá sản càng thấp; tính thanh khoản được đánh giá ở mức cao. Tuy nhiên, nếu ở mức quá cao, tỷ số này lại chỉ ra tác dụng ngược, khi tài chính dùng để thanh toán mà lại không đạt hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn. Mặt khác, có thể lượng hàng tồn kho lớn nên kết quả tỷ số thanh toán hiện hành cao. Khi không may gặp phải diễn biến xấu trên thị trường, lượng hàng tồn kho càng khó bán ra, chuyển đổi thành tiền. Vì vậy, con số này chỉ phản ánh một phần tính thanh khoản của doanh nghiệp.
  • Nếu Hnh < 1: khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt. Ngược lại với trên, tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp không đủ sức để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Khi càng dần về 0, doanh nghiệp càng khó khăn và mất khả năng chi trả, nguy cơ dẫn đến phá sản.

Cách thứ hai: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh đo lường dựa trên khả năng chi trả của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhưng không dựa trên việc bán vật tư. Bởi lẽ, không phải vật tư nào của doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng hóa tồn kho. Tỷ số này được tính bằng công thức:

Hnhanh = (Tiền + ĐTTC Ngắn hạn + Các khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn

  • Nếu 0,5< Hnhanh <1: doanh nghiệp đang ở mức khả quan về tính thanh khoản.
  • Nếu Hnhanh < 0,5: cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Tỷ lệ này được tính một phần dựa vào các khoản phải thu. Tuy nhiên việc thu đúng thời hạn và đủ khoản tiền này là điều không thường xuyên xảy ra. Do đó, trong một số trường hợp, tỷ số này sẽ không phản ánh đúng tình trạng doanh nghiệp.

Cách thứ ba: Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Đây là tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa tiền và tương đương tiền so với nợ ngắn hạn, theo công thức:

Ktt = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn

Công thức này loại bỏ hai yếu tố không có sự đảm bảo là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít doanh nghiệp có tiền mặt và khoản tương đương tiền để chi trả cho nợ ngắn hạn. Một lượng vốn bằng tiền lớn đồng nghĩa với hạn chế hiệu quả sử dụng tài sản. Vì vậy, tính thanh khoản doanh nghiệp dựa trên cách tích này vẫn rất có teher xảy ra sai sót.

Cách thứ tư: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Công thức tính chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được thể hiện như sau:

CCC = ICP + RCP – PDP

Trong đó:

  • ICP là kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, được tính bằng Giá trị hàng tồn kho bình quân/Giá vốn hàng bán trung bình ngày
  • RCP là kỳ thu tiền khách hàng, tính bằng Số dư bình quân nợ phải thu/Doanh thu trung bình ngày
  • PDP là kỳ thanh toán cho nhà cung cấp, bằng Số dư bình quân nợ phải trả/Giá vốn hàng bán trung bình ngày

Nhìn chung cách tính này sử dụng và khắc phục được một vài tiêu chí ở các cách phía trên, cho ra kết quả chính xác hơn vì không hoàn toàn đặt chúng ở trạng thái tĩnh mà có sự chuyển động theo tình hình doanh nghiệp.

phương pháp cải thiện tính thanh khoản cho doanh nghiệp

Phương pháp cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp

Cân đối chi phí hoạt động

Doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét khả năng giảm chi phí cho công việc. Một vài khoản chi như quảng cáo, tiền thuê bất động sản, tác vụ chuyên nghiệp,... vẫn có thể được cắt giảm trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Đào thải tài sản không mang đến lợi nhuận

Không có lý do gì để giữ lại và tốn chi phí bảo quản cho những tài sản không còn giá trị sinh lời. Giải quyết chúng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt một khoản phí hao tổn không đáng có phát sinh hàng tháng, thậm chí cả năm qua.

Giám sát thu, chi

Việc theo dõi, cân đối khoản tiền “ra - vào” đảm bảo doanh nghiệp sẽ thu hồi đúng những khoản cần thu và tăng thời gian giữ tiền mặt trong tay. Tránh việc xuất tiền cho các nhu cầu không cần thiết hoặc sử dụng quá nhiều cho mục đích phi lợi nhuận.

Theo dõi lợi nhuận

Cần xem xét tỷ suất sinh lợi các sản phẩm một cách thường xuyên và đặt trong mối tương quan với diễn biến trên thị trường. Qua đó, doanh nghiệp có thể đề ra những điều chỉnh và phương án kịp thời cho quy trình sản xuất để duy trì, phát triển doanh thu.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn