Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có cần công chứng không?

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có cần công chứng không? Nếu không công chứng hợp đồng thuê mặt bằng thì hợp đồng có hiệu lực hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh. Vậy khi nào cần công chứng hợp đồng & khi nào thì không?

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có cần công chứng không? 1

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh phải công chứng mới có hiệu lực

Khi nào cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh?

Khi hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh từ 6 tháng trở lên

Theo Điều 492 Luật Dân sự 2005 quy định: Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Khi đối tượng cho thuê không thuộc đối tượng tại Khoản 2 Điều 10

Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 quy định: “Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Khi nào không cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh?

Khi thuê mặt bằng kinh doanh dưới 6 tháng

Theo Điều 492 Luật Dân sự 2005 cho thấy, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh dưới 6 tháng thì không cần công chứng, chứng thực. Trừ từng trường hợp cụ thể khác sẽ có quy định riêng.

Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có cần công chứng không? 2

Cũng có trường hợp không cần công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Khi thuê mặt bằng kinh doanh để ở

Cũng theo Luật Nhà ở năm 2014 thì, trường hợp người thuê nhà ở để vừa sử dụng cho sinh hoạt vừa dùng để làm mặt bằng kinh doanh thì không cần công chứng, chứng thực hợp đồng (chỉ áp dụng với trường hợp không xung đột với các điều Luật nói trên).

Khi người cho thuê là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê mặt bằng quy mô nhỏ, không thường xuyên, chưa thành lập doanh nghiệp

Cũng theo Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh Bất động sản chúng ta suy ra, tất cả các đối tượng đều phải công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, trừ “hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Luật này”.

Hiện nay, khi các chiêu lừa đảo thuê mặt bằng kinh doanh ngày một tràn lan và tinh vi, thì chỉ có hợp đồng công chứng mới là yếu tố để đảm bảo tính an toàn cho người thuê. Do vậy, dù hơi rắc rối về thủ tục và tốn thời gian, song người thuê nên tiến hành công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, dù cho trường hợp của mình có cần công chứng hay không đi chăng nữa. Đó là cách bảo vệ mình tốt nhất trước những chiêu lừa đảo phổ biến hiện nay.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn