Tất tần tật về khu công nghiệp công nghệ cao Quận 9

Khu công nghệ cao Quận 9 là một trong các phân khu quan trọng cho dự án thành phố sáng tạo phía đông TP.HCM. Tập hợp các ngành công nghệ cao bậc nhất Việt Nam, đây là dự án điểm của Tp. HCM sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ đạt chuẩn quốc tế.

Khu công nghệ cao Quận 9 là 1 trong 3 khu công nghệ cao Quốc gia cho Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm: khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghệ cao Đà Nẵng và khu công nghệ cao Tp.HCM. Đây là 03 dự án nền tảng mở đầu cho xu hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao ở nước ta.

Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh (tên viết tắt: SHTP, theo tên tiếng Anh: Saigon Hi-tech Park). Dự án được được quyết định thành lập cùng thời điểm với nhiều dự án khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn như: khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp Hiệp Phước,...

Khu công nghệ cao quận 9-1

Là dự án được đầu tư hàng chục tỷ USD, với quy mô lên đến 800ha, khu công nghệ cao Quận 9 không chỉ là dự án đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thành phố mà còn thể hiện rõ rệt định hướng phát triển mới của Tp. HCM, cụ thể là khu Đông. Tuy nhiên SHTP lại được triển khai khá muộn do dự án này sẽ gồng gánh trên vai nhiều trọng trách và kỳ vọng lớn đối với một trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực như Tp. HCM.

Quy mô khu công nghệ cao Quận 9

  • Tổng diện tích quy hoạch: 913ha.
  • Trong đó, sẽ chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 gồm 300ha, giai đoạn 2 gồm 613ha
  • Tổng số vốn đầu tư ban đầu: giai đoạn 1 7,1 tỷ USD

Dự án được chia thành 9 phân khu, đảm nhiệm các vai trò cụ thể:

  • Khu sản xuất công nghệ cao
  • Khu nghiên cứu – phát triển đào tạo – vườn ươm
  • Khu quản lý – dịch vụ công nghệ cao
  • Khu nhà ở: ( khu ở công cộng và khu chuyên gia )
  • Khu cây xanh – mặt nước
  • Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối
  • Khu công nghiệp hỗ trợ
  • Khu hậu cần
  • Khu bảo thuế

Các ngành mũi nhọn thu hút đầu tư tại khu công nghệ cao Tp. HCM

  • Vi điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông
  • Cơ khí chính xác – Tự động hóa
  • Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường
  • Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano

Khu công nghệ cao quận 9-2

Lịch sử hình thành và phát triển khu công nghệ cao Tp. HCM

  • Đầu năm 1995, UBND TPHCM phê duyệt quy hoạch chung Khu công nghiệp kỹ thuật cao với diện tích 800 hecta.
  • 02 năm sau, đến năm 1997, Khu công nghiệp kỹ thuật cao được đổi tên thành Khu công nghệ cao Tp. HCM (SHTP).
  • Năm 2002, Tập đoàn Nidec là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào dự án
  • Năm 2005, Ban quản lý SHTP do Phó thủ tướng Vũ Khoan dẫn đầu tới tổng hành dinh Intel tại Mỹ xúc tiến đầu tư.
  • Từ năm 2007 đến 2011, là thời điểm SHTP tiếp tục đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư,
  • Từ năm 2011 - 2018 có thể xem là giai đoạn phát triển thứ 2 của dự án với dấu ấn mang tên Samsung.

Vị trí khu công nghệ cao Quận 9

  • Vị trí chính xác: nằm ở cạnh Xa lộ Hà Nội kéo dài đến vành đai 2, phường Tân Phú, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Nằm ngay vị trí của ngõ Đông Bắc Tp. Hồ chí Minh, khu công nghệ cao Tp. HCM được em là đầu mối kết nối với hàng loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu đô thị, khu tiện ích,... thuộc Tp. HCM và các tỉnh thành lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai,...

Trong phạm phi 5km, khu công nghệ cao Quận 9 dễ dàng tiếp cận với: khu du lịch văn hóa Suối Tiên, Đại học Quốc gia Tp. HCM, tuyến Metro Suối Tiên - Bến Thành (và các tuyến mở rộng), bến xe Miền Đông quận 9 (mới đi vào hoạt động), khu du lịch Đền Hùng,... Ngoài ra:

  • Cách trung tâm thành phố: 15 km
  • Cách cảng Cát Lái: 4 km
  • Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 18 km

Khu công nghệ cao Quận 9 còn là tâm điểm được bao quanh bởi 42 khu công nghiệp và khu chế xuất của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khu công nghệ cao quận 9-3

Thông số cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Tp. HCM

Hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoàn chỉnh, ổn định gồm:

  • Hệ thống giao thông: đường trong khu công nghiệp gồm hai trục đường chính, như đường D1 và D2 có lộ giới 52 mét kết nối giao thông nội khu và bên ngoài Khu. Các tuyến giao thông nội khu có chiều rộng mặt đường từ 19 mét đến 32 mét có kết cấu vững chắc, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, thu gom nước thải được đi ngầm theo tuyến giao thông nội khu.
  • Hệ thống điện công suất 110KVA P được kết nối đến 03 trạm cung cấp khác nhau, đảm bảo hoạt động 24/7;
  • Nhà máy xử lý nước thải có công suất 20.000m3/ngày đêm
  • Hệ thống cấp nước: cung cấp nước ổn định từ nhà máy nước Thủ Đức, công suất 24.300m3/ngày đêm

Hạ tầng tiện ích nội khu cũng được đầu tư hoàn chỉnh gồm: khu căn hộ cao cấp, khu nhà ở cho công nhân, trường học quốc tế và các khu vui chơi giải trí, siêu thị,…

Các chỉ số ấn tượng của khu công nghệ cao Quận 9 đến thời điểm hiện tại

Sau hơn 20 năm phát triển, đến tháng 4/2019, SHTP đã cấp chứng nhận đầu tư cho 156 dự án với tổng vốn đầu tư đạt khoảng hơn 7,1 USD. Trong đó, có 73 dự án đã đi vào hoạt động ổn định, tổng giá trị xuất khẩu lũy kế đạt mức 45,456 tỷ USD, đóng góp đến 94% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ của Tp. HCM.

Khu công nghệ cao quận 9-4

Khu công nghệ cao thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia như: Intel (Mỹ) với số vốn 1,04 tỷ USD, Nidec (Nhật Bản) với 296 triệu USD, Samsung (Hàn Quốc) 2 tỷ USD...

Năng suất lao động trung bình trong giai đoạn 2015-2019 đạt 295.000 USD/lao động, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2010-2015. Theo dự kiến của các chuyên gia, giá trị sản xuất ở Khu công nghệ cao sẽ đạt 17 tỷ USD, năm 2020 sẽ vượt mốc 20 tỷ USD.

Theo thông tin mới nhất, sau khi hoàn thành dự thảo và được sự phê duyệt của Thủ tướng, đến tháng 6/2020 TPHCM sẽ tiến hành nghiên cứu, và xây dựng đồ án Khu công nghệ cao 2 theo quy hoạch.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn