Khu công nghiệp Hiệp Phước: tất tần tật những điều cần biết

Triển khai xây dựng từ năm 1996, khu công nghiệp Hiệp Phước sở hữu quy mô lớn, vị trí thuận tiện bậc nhất so với nhiều khu công nghiệp cùng thời.

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thời điểm Tp. Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển các dự án khu công nghiệp và đưa ra hàng loạt chính sách tạo điều kiện cho các chủ đầu tư. Không riêng khu công nghiệp Hiệp Phước hay khu công nghiệp Vĩnh Lộc, khu công nghiệp Tân Bình mà các dự án nối tiếp sau đó như: khu công nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Thuận,... cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ các cụm công nghiệp và mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước của Tp. Hồ Chí Minh.

Với quy mô lên đến 1.686 hecta, đến thời điểm hiện tại Hiệp Phước là khu công nghiệp lớn nhất Thành phố, sở hữu vị trí chiến lược với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dịch vụ tiện ích đa dạng, hệ thống 3 cảng biển quốc tế nội khu, dễ dàng kết nối đến đường cao tốc, sân bay quốc tế...

khu công nghiệp Hiệp Phước 1

Chủ đầu tư khu công nghiệp Hiệp Phước là ai?

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước

Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước chính thức được thành lập vào tháng 6/2007 từ một bộ phận trực thuộc dự án KCN Hiệp Phước của Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Được thành lập từ 02 cổ đông uy tín là Công ty IPC và Quỹ đầu tư Jaccar của Pháp, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước hiện là đơn vị sở hữu khu công nghiệp quy mô lớn nhất chỉ cách trung tâm Tp. HCM khoảng 20km.

  • Vốn chủ sở hữu: 924,8 tỷ đồng (năm 2016)
  • Địa chỉ công ty: Khu B, đường số 1, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (84.8) 3780 0345 - 3780 0350
  • Fax: (84.8) 3780 0341
  • Email: sales@hiepphuoc.vn hoặc marketing@hiepphuoc.com

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước đã và đang đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, tiện ích xã hội và đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp nhằm mang đến cơ sở hạ tầng hoàn thiện và các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển bền vững của nhà đầu tư.

Vị trí dự án khu công nghiệp Hiệp Phước

Địa chỉ dự án: xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

Sở hữu vị trí lý tưởng, khu công nghiệp Hiệp Phước được hỗ trợ bởi mạng lưới giao thông trọng điểm, có khả năng vận chuyển và kết nối cao như:

  • Đường Vành đai 4
  • Đường Nguyễn Hữu Thọ
  • Đại lộ Võ Văn Kiệt
  • Đường Vành đai 2
  • Đường Vành đai 1

khu công nghiệp Hiệp Phước 2

Từ KCN Hiệp Phước thuận tiện kết nối với các khu vực trọng điểm của vùng công nghiệp như:

  • Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 21km
  • Cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng: 10km
  • Cách Tân Cảng Hiệp Phước: 1km
  • Cách Cảng Sài Gòn Hiệp Phước: 3km
  • Cách Tân cảng Cát Lái, Quận 2: 40 phút di chuyển
  • ...

Quy mô khu công nghiệp Hiệp Phước

Tổng diện tích đất khu công nghiệp: 2.000 ha

Dự án được chia thành 03 giai đoạn thi công, trong đó giai đoạn 1 (triển khai năm 1996) và giai đoạn 2 (triển khai năm 2008) đã hoàn tất. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: diện tích khoảng 311,4ha, thời gian sử dụng đất khu công nghiệp đến năm 2048, tỷ lệ lấp đầy đã đạt 100%.
  • Giai đoạn 2: diện tích 579 ha, thời gian cho thuê sử dụng đất đến năm 2058, tỷ lệ lấp đầy đến năm 2020 cũng đã đạt 100%.
  • Giai đoạn 3: diện tích 392,89ha, đang trong thời gian triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, dự án khu công nghiệp còn có hơn 384,71ha dành cho xây dựng khu cảng, phục vụ cho việc tập kết hàng hóa đi - đến của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

khu công nghiệp Hiệp Phước 3

Điểm khác biệt lớn nhất của Hiệp Phước so với các Khu công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh là vị trí nằm ở hệ thống cảng nước sâu bên trong khu công nghiệp và nằm ngay trên trục giao thông đường bộ, đường cao tốc quốc gia, hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Đây còn là đầu mối giao thông kinh tế không chỉ cho Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hiện tại tất cả các cảng nước sâu trong Khu công nghiệp Hiệp Phước nối kết vào hệ thống đường thủy nội địa và quốc tế qua luồng Lòng Tàu và Soài Rạp đi các cảng biển quốc tế, qua sông Vàm Cỏ đi vào hệ thống sông Cửu Long đến các tỉnh ĐBSCL và đi qua Campuchia.

Ngành nghề thu hút đầu tư trong KCN Hiệp Phước

Mặc dù đang mở rộng về quy mô dự án, tuy nhiên, khu công nghiệp Hiệp Phước vẫn chú trọng thu hút các doanh nghiệp có lĩnh vực ngành nghề giống như chính sách thời điểm đầu triển khai.

Theo chủ trương chung của Chính phủ, các ngành nghề được ưu tiên thu hút đầu tư trong khu công nghiệp Hiệp Phước sẽ bao gồm:

  • Vi điện tử, Quang điện tử, Công nghệ thông tin , Viễn thông
  • Cơ khí Chính xác và Tự động hóa, Chế tạo Robot
  • Công nghệ sinh học áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và môi trường
  • Vật liệu mới, Công nghệ Nano, Năng lượng mới
  • Các nhóm ngành công nghệ cao, sản xuất sạch, công nghiệp trọng điểm mà thành phố khuyến khích, hạn chế những ngành có tiềm ẩn ô nhiễm,...

Vai trò của khu công nghiệp Hiệp Phước đối với khu vực

khu công nghiệp Hiệp Phước 4

Trở thành cái tên không còn xa lạ với doanh nghiệp và giới đầu tư, khu công nghiệp Hiệp Phước đã và đang là động lực lớn cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Tp. Hồ Chí Minh.

Tính đến năm 2017, KCN Hiệp Phước đã thu hút được 198 dự án với tổng vốn đầu tư 606 triệu USD và 19.800 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 1 thu hút 108 dự án (tỷ lệ lấp đầy 98%), giai đoạn 2 thu hút 88 dự án (tỷ lệ lấp đầy 33,4%).

Đáng chú ý hơn, khu công nghiệp đã thu hút hơn 8.000 lao động có tay nghề với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng; đóng góp ngân sách nhà nước hàng năm trên 7.000 tỷ đồng.

Hiện tại, KCN Hiệp Phước vấn đang hỗ trợ trọn gói tư vấn thủ tục để doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình đầu tư và hoạt động; doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu đầu tư của TP. Hồ Chí Minh sẽ được hỗ trợ lãi suất vay từ 50% - 100%, thời gian tối đa 7 năm; được vay vốn đầu tư trên cơ sở bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa,...

Cùng với các dự án trọng điểm của Tp. HCM như: Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đại lộ Nguyễn Văn Linh, cảng container quốc tế trung tâm Sài Gòn, các khu công nghiệp trên địa bàn đang góp phần đưa Tp. HCM trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước và tạo ra hàng loạt cơ hội phát triển về kinh tế trong những năm tiếp theo.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn