Khu công nghiệp sinh thái - xu hướng phát triển KCN mới

Khu công nghiệp sinh thái là một mô hình mới đã được ứng dụng thành công trên nhiều quốc gia phát triển. Hiện tại, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng bắt đầu theo đuổi, thử nghiệm mô hình này.

Trước những báo động của môi trường, hệ sinh thái đối với ngành công nghiệp, nhiều quốc gia đang bắt tay vào việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hạn chế tối thiểu chất thải từ các khu công nghiệp ra môi trường bên ngoài, đồng thời tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên cũng như khả năng tái chế.

Vào những năm 90 của thế kỷ 20, trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp, khái niệm khu công nghiệp sinh thái đã bắt đầu hình thành. Các dự án khu công nghiệp đề cao vai trò sinh thái bắt đầu ra đời ở các nước phương Tây, mở đầu là Khu công nghiệp Kalundborg, Đan Mạch. Sau gần 30 năm, mô hình này không ngừng được cải tiến vượt bậc và đang được ứng dụng ở rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng, khu công nghiệp sinh thái sẽ là xu hướng mới được ưu dái trong thế kỷ 21.

Khu công nghiệp sinh thái là gì?

Khu công nghiệp sinh thái là một mô hình mới, có ranh giới địa lý được xác định rõ ràng, không có dân cư sinh sống và tập hợp các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tạo thành một “cộng đồng” hướng về một mục tiêu bảo vệ môi trường.

Mô hình khu công nghiệp sinh thái đang tạo ra động lực lớn cho việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, không những tăng thu hút đầu tư mà còn tạo được việc làm cho người lao động. Đặc biệt, rất hiệu quả trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất từ quá trình tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên - vật liệu và năng lượng, tạo một bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho các dự án khu công nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khu công nghiệp sinh thái chính là nền tảng vững chắc để phát triển khu công nghiệp xanh.

Khu công nghiệp sinh thái - 1

Hệ sinh thái khu công nghiệp là gì?

Hệ sinh thái khu công nghiệp có thể hiểu là hệ thống các khu công nghiệp được phát triển dựa trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp. Trong đó, các khu công nghiệp sinh thái có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời, có chung điều kiện tự nhiên - xã hội, tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp và mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường.

Tiêu chuẩn của khu công nghiệp sinh thái

Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam phải đảm bảo 08 tiêu chuẩn sau đây:

  • Kết cấu hạ tầng phải đúng pháp luật và bảo vệ môi trường, lao động
  • Hạ tầng kết cấu đầy đủ dịch vụ cơ bản
  • Sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch
  • Có diện tích đất cho công trình cây xanh (Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho các công trình. Bao gồm: cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ dùng chung,... )
  • Liên kết cộng sinh công nghiệp
  • Xây dựng công trình xã hội cho người lao động
  • Có cơ chế giám sát, quản lý bảo vệ môi trường
  • Thực hiện công bố báo cáo bảo vệ môi trường

Phân loại khu công nghiệp sinh thái

Trên thế giới, các khu công nghiệp sinh thái đang phát triển theo 5 nhóm cơ bản, trong đó mỗi một loại hình khu công nghiệp sinh thái có một đặc trưng riêng về môi trường hay hệ sinh thái công nghiệp trong đó.

  • Khu đô thị công nghiệp nông nghiệp (tập trung vào nhóm các doanh nghiệp chế biến thực phẩm)
  • Khu đô thị công nghiệp tái tạo tài nguyên (là một hệ thống có thể tái tạo lại giá trị chất thải, tạo nên các cơ hội kinh doanh, nguồn lợi nhuận mới, hiệu quả cho môi trường và sức khỏe)
  • Khu đô thị công nghiệp năng lượng tái sinh (phát triển công nghệ năng lượng tái sinh và tiết kiệm năng lượng)
  • Khu đô thị công nghiệp nhà máy điện (tận dụng nguồn năng lượng nhiệt thừa rất lớn trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện)
  • Khu đô thị công nghiệp lọc hóa dầu (thường được đặt gần các mỏ dầu, khí đốt hay khu vực có khả năng vận chuyển và cung cấp dầu thô liên tục).

Các khu công nghiệp trên thế giới ứng dụng mô hình sinh thái bền vững

Sau gần 30 năm phát triển, trên thế giới hiện có hơn 30 khu công nghiệp sinh thái đã ra đời và đi vào hoạt động hiệu quả. Phần lớn các dự án natf được tập trung ở Mỹ và các nước Châu Âu ( Đan Mạch, Anh, Pháp,...). Đến những năm đầu thế kỷ 21, khu công nghiệp sinh thái mới xuất hiện tại Châu Á, chủ yếu tập trung ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,... tuy nhiên vẫn gặp phải nhiều bất cập, thiếu sót.

Một số khu công nghiệp trên thế giới đã thành công với mô hình khu công nghiệp sinh thái phải kể đến như:

  • Khu công nghiệp Kalundborg (Đan Mạch)
  • Khu công nghiệp sinh thái Fujisawa (Nhật Bản)
  • Nhà máy dệt nhuộm – Thành phố Tirupur ( Ấn Độ)
  • Khu công nghiệp sinh thái Ulsan Mipo & Onsan (Hàn Quốc)
  • Khu công nghiệp sinh thái Burlington, Vermont (Mỹ)
  • ...

Khu công nghiệp sinh thái - 2

Thực trạng phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Tại thời điểm Việt Nam đang tập trung cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt chú trọng cho kinh tế công nghiệp. Hàng loạt chính sách và ngân sách được ưu ái dành cho trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,... Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh của số lợn khu công nghiệp/khu chế xuất và những lo ngại về môi trường, chất thải. Rất nhiều nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.

Bài toán đặt ra cho công nghiệp nước ta khi có gần hơn 300 khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng số dự án chú trọng đến hệ sinh thái công nghiệp chỉ được đếm trên đầu ngón tay.

Đến nay, chỉ một vài khu công nghiệp/khu chế xuất ở phía Nam hoạt động theo mô hình khu công nghiệp sinh thái:

  • Khu chế xuất Linh Trung 1 (Tp. Hồ Chí Minh) quy mô 62ha hoạt động từ năm 1995 với 26 công ty.
  • Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (tỉnh Đồng Nai) thành lập năm 1997 trên địa bàn 2 xã Hiệp Phú và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, với diện tích 347 ha

Khu công nghiệp sinh thái - 3

Ngoài ra, trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai thí điểm triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái tại 3 khu công nghiệp thuộc tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, 72 doanh nghiệp tham gia. Mặc dù được đánh giá cao về khả năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, tuy nhiên việc đi đến ứng dụng trên nhiều dự án sẽ là thức thức lớn trên nhiều phương diện khác nhau mà Việt Nam cần có thêm thời gian.

>>>> Xem thêm:

Đánh giá của bạn