Ki ốt chợ bị thu hồi: Điều kiện & mức hưởng bồi thường theo luật

Ki ốt chợ bị thu hồi - trường hợp này pháp luật quy định như thế nào? Và quyền lợi của chủ sở hữu được giải quyết ra sao?

Trên thực tế, có không ít trường hợp ki ốt chợ sau một thời gian sử dụng bị Nhà nước thu hồi lại. Điều này cũng giống như thu hồi đất được quy định tại Luật đất đai 2013. Cụ thể như sau:

Khi nào ki ốt chợ bị Nhà nước thu hồi?

Ki ốt chợ bị thu hồi - 1

Điều 16 Luật đất đai 2013 cho biết, có 3 trường hợp Nhà nước sẽ thu hồi đất nói chung. Và đó cũng là những trường hợp áp dụng cho thu hồi ki ốt nói riêng. Cụ thể:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Thu hồi đất vì vi phạm pháp luật về đất đai. Điển hình là vụ việc thu hồi 17 điểm kinh doanh ki ốt tại chợ Thạnh Xuân (quận 12, Tp. HCM) ngày 2/12/2021 do xây dựng ki ốt không nằm trong quy hoạch chi tiết 1/500 đã được duyệt.
  • Thu hồi đất khi chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng của con người.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 trường hợp buộc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ki ốt chợ bị thu hồi có được bồi thường hay không?

Quy định của pháp luật

Về trường hợp được bồi thường thì Điều 75 Luật đất đai 2013 quy định khi: khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội thì chủ sở hữu sẽ được bồi thường theo quy định.

Và điều kiện để chủ sở hữu được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 76 Luật đất đai 2013 là:

  • Thuộc đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất
  • Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất.
  • Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Để biết ki ốt mình thuê có đủ điều kiện nhận bồi thường hay không anh/chị có thể kiểm tra trên sổ hồng hoặc sổ đỏ của đất, tại mục Nguồn gốc sử dụng đất. Nếu đất thuộc các trường hợp nói trên thì sẽ được bồi thường theo quy định.

Ví dụ: Sổ hồng Chợ Lộc Đức ghi rõ “Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm”, điều đó có nghĩa là ki ốt Chợ Lộc Đức nếu bị Nhà nước thu hồi sẽ được đền bù theo quy định.

Pháp lý Chợ Lộc Đức

>>> Tìm hiểu thêm: Pháp lý Chợ Lộc Đức có an toàn để đầu tư thời điểm này?

Mức bồi thường ki ốt bị thu hồi (nếu có)

Điều 89 Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về mức bồi thường thiệt hại khi công trình xây dựng trên đất bị Nhà nước thu hồi như sau:

- Nếu tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định thì được bồi thường bằng giá trị xây mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

- Mức bồi thường sẽ bằng tổng giá trị hiện có của ki ốt bị thu hồi, và khoản tiền được tính bằng tỉ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của ki ốt.

  • Giá trị hiện có của ki ốt = tỉ lệ phần trăm chất lượng còn lại của ki ốt x giá trị xây mới của ki ốt có tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương.
  • Khoản tiền tính bằng tỉ lệ phần trăm theo giá trị hiện có do UBND tỉnh quy định, tuy nhiên mức bồi thường sẽ không >100% giá trị xây mới.

Ngoài ra, Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP còn cho biết chủ sở hữu sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất xây dựng ki ốt như: hệ thống điện, nước, san lấp mặt bằng, cải tạo đất,...

Ki ốt chợ bị thu hồi - 2

Quy trình khi ki ốt bị thu hồi

Thông thường, quá trình ki ốt chợ sẽ diễn ra theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đến cho các chủ sở hữu ki ốt. Thời gian ban hành thông báo chậm nhất là 180 ngày kể từ ngày thu hồi đất.
  • Bước 2: UBND cấp xã sẽ phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ thu hồi để làm các công tác thu hồi đất như: khảo sát, đo đạc, thống kê, kiểm đếm,...
  • Bước 3: Tổ chức làm nhiệm vụ thu hồi sẽ lập phương án bồi thường, hỗ trợ; đồng thời phối hợp với UBND xã tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường và hỗ trợ.
  • Bước 4: UBND cấp có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định thu hồi ki ốt và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.
  • Bước 5: Tổ chức làm nhiệm vụ thu hồi sẽ phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường và hỗ trợ đã được phê duyệt đến từng người có ki ốt bị thu hồi.
  • Bước 6: Tổ chức việc bồi thường và hỗ trợ theo những gì được quy định tại phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt.
  • Bước 7: Nếu chủ sở hữu ki ốt không chấp hành việc bàn giao ki ốt thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Ki ốt chợ bị thu hồi - 3

Như vậy có thể thấy, thu hồi ki ốt chợ là trường hợp bất khả kháng do Nhà nước quy định. Và không phải mọi ki ốt đều được bồi thường theo quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người mua nên tìm hiểu kĩ ki ốt mình định mua, chỉ “xuống tiền” đối với những ki ốt nằm trong trường hợp được Nhà nước bồi thường khi thu hồi.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua ki ốt thuận lợi kinh doanh, cho thuê & được giá

Đánh giá của bạn