Nhà ở xã hội: Xuất hiện các dấu hiệu trục lợi

Sự biến tướng của Nhà ở xã hội đã gây ra không ít khó khăn cho người dân thu nhập thấp, người có nhu cầu thật; đẩy thị trường vào nguy cơ khó quản lý và kiểm soát.

Tìm hiểu về nhà ở xã hội là gì, được biết đây là một trong 4 loại nhà có đặc thù riêng và luôn được giám sát chặt chẽ từ Chính phủ. Người mua phải đáp ứng đầy đủ điều kiện mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật, được hưởng các chính sách hỗ trợ tài chính, bị đặt ra các yêu cầu khắt khe về mua, thuê mua,... Tuy nhiên, cũng chính từ các quy định tưởng chừng như rất đầy đủ này lại tạo ra không ít kẽ hở để cò mồi, thậm chí là chủ đầu tư lẫn người mua trục lợi.

Cò mồi kiếm chác

Theo thông tin phản ánh, rất nhiều căn nhà ở xã hội giá rẻ “được” còn môi thổi giá lên cao, số tiền chênh lệch lên đến con số trăm triệu/căn. Ngay từ khi có thông tin về dự án, nhiều công ty môi giới, cò mồi tự do đã đăng tin rao bán nhan nhản, không quên kèm theo cam kết chắc chắn sẽ mua được nhà. Thậm chí, các đối tượng này còn tổ chức những buổi gặp mặt, tư vấn miễn phí hòng lấy lòng và thu tiền khách hàng.

cò mổi thổi giá nhà ở xã hội

Mặc dù những giao dịch ngoài luồng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng luôn được “đón nhận” một cách sôi động. Vẫn nhiều khách hàng bị cò mồi “phù phép”, đặt niềm tin để rồi đánh mất số tiền không hề nhỏ. Trước thực trạng “nhiễu loạn” này, Bộ Xây dựng cũng đã bắt tay vào cuộc nhằm xử lý triệt để, trả lại bản chất vốn có của nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp.

Chủ đầu tư - người mua trục lợi

Kẽ hở của thực trạng này nằm ở khâu xác thực điều kiện mua nhà ở xã hội. Theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP, chỉ cần xác nhận chưa có nhà từ cơ quan mà người mua đang làm việc, hợp đồng làm việc thời hạn trên 1 năm, quyết định bổ nhiệm là hồ sơ đã có thể cấp “phiếu thông hành”. Thủ tục xác nhận này không mấy khó khăn, dẫn đến hàng trăm bộ hồ sơ bị làm giả một cách nhanh chóng. Chỉ cần sau khi được chứng nhận đủ điều kiện mua nhà, chủ nhân đã nhanh tay sang nhượng lại cho người khác.

Tại Đà Nẵng, nhiều chủ hộ dù chưa đủ điều kiện để bán nhưng vẫn lách luật muôn kiểu với giấy ủy quyền. Bằng cách này, họ ủy quyền cho chủ mới nộp sinh hoạt phí, làm hộ giấy tờ, trả số tiền còn lại,... Những giao dịch “âm thầm” như thế này phát hiện ra đã khó, nói gì đến xử lý triệt để.

Bên cạnh đó, nhiều chủ nhà còn “ngấm ngầm” hợp tác, bán lại cho nhau với mục đích thông tầng, tạo nên những căn hộ lớn, không thua gì các căn cao cấp khác. Số căn thông với nhau không chỉ 2 mà có cả trường hợp 3, 4 căn “hợp nhất”. Sai phạm rõ ràng ai cũng thấy, thế nhưng câu trả lời từ phía cơ quan chức năng lại có phần “cảm tính”, cho rằng việc nhập các căn làm một cũng từ mong muốn giữa các cá nhân có mối quan hệ trong gia đình, ghép lại để có không gian sinh hoạt tiện lợi, gần gũi hơn.

mua nhà ở xã hội nhưng đi xe hạng sang

Thực tế cũng cho thấy, nhiều căn nhà ở xã hội vẫn được ngang nhiên cho thuê lại bởi các ông chủ hạng sang, sở hữu nhiều tài sản không phải dạng vừa. Các đại gia vẫn muốn mượn danh nhà nghèo để sở hữu nhà ở xã hội. Một cư dân ở khu Nhà ở xã hội tại Hà Nội cho biết, có đến hơn một nửa số căn hộ tại đây là chủ của các siêu xe đắt tiền như Lexus. Chỉ tính sơ sơ, giá trị chiếc xe đã gấp 3 lần số tiền bỏ ra mua căn hộ. Thế mới thấy, nhà ở xã hội đã không còn là khái niệm dành riêng cho dân nghèo. Trong khi người thu nhập thấp đang khó khăn xoay xở tài chính, hồ sơ thủ tục, còng lưng trả nợ vì nhà ở xã hội thì kẻ lắm tiền cũng đã “ngắm nghía” với loại hình có giá hấp dẫn này.

Trục lợi từ nhà ở xã hội - muôn hình vạn trạng, sai phạm vẫn tiếp diễn, cơ chế giải quyết vẫn đang trong giai đoạn chờ hoàn thiện. Hiện nay, đối với các giao dịch trái phép đối với nhà ở xã hội sẽ bị xử phạt, tuyên vô hiệu, hoàn trả số tiền trục lợi,... Tuy nhiên, về lâu dài, vấn đề được đặt ra là làm sao để ngăn chặn vi phạm xảy ra, mở cơ hội cho người thu nhập thấp thực sự được hưởng lợi từ sản phẩm tạo ra với mục đích ban đầu dành riêng cho họ.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn