Phí giải ngân và những điều người vay cần biết

Phí giải ngân không được Ngân hàng Nhà nước quy định, do vậy người đi vay cần biết khi nhân viên đòi thu phí giải ngân thì đó là điều không hợp lệ. Dù chỉ là một khoản tiền nhỏ, người vay cũng phải đặt lại câu hỏi và tỏ thái độ cương quyết không đóng khoản phí này.

Lợi dụng sự nóng lòng của người vay để thu phí giải ngân

Khi đi vay tiền, khách hàng phải trải qua biết bao nhiêu là quy trình giải ngân vay vốn của ngân hàng rồi mới được giải ngân thật sự. Đó là lý do tại sao ai nấy đều sốt ruột, nóng lòng muốn được giải ngân nhanh. Và lợi dụng sự nóng lòng đó của người vay, khái niệm phí giải ngân ra đời.

Phí giải ngân và những điều người vay cần biết 1

Phí giải ngân là không hợp lệ

Phí giải ngân là gì? Muốn biết khái niệm của nó, trước hết cần biết giải ngân là gì? Giải ngân là khái niệm được dùng ở các ngân hàng, chỉ việc xuất tiền sau khi đã trải qua các bước làm thủ tục, thẩm định và được ngân hàng đồng ý cho vay. Vậy phí giải ngân chính là khoản phí người vay đóng để ngân hàng xuất tiền.

Từ khi làm hồ sơ cho đến khi được giải ngân là một quá trình tốn thời gian, công sức và cả tiền bạc. Rất nhiều giấy tờ cần chuẩn bị, rất nhiều thủ tục xét duyệt, thời gian chờ đợi từ vài ngày cho đến vài tuần… rồi khi đó mới được giải ngân. Vì vậy, khi nhân viên yêu cầu đóng phí giải ngân, người vay đều có tâm lý chung đó là:

  • Chắc đây là khoản phí được quy định của ngân hàng, ai cũng phải đóng đâu riêng gì mình;
  • Đã đóng biết bao nhiêu khoản phí rồi, thêm một chút phí giải ngân thì có sao đâu;
  • Phí giải ngân không là bao so với số tiền mình vay, thôi thì đóng cho nhanh;
  • Sao phải đóng phí giải ngân nhỉ? Nhưng thôi, kệ đi. Đóng nhanh nhanh để còn lấy tiền về thực hiện kế hoạch của mình nữa.

Chính bởi những suy nghĩ đó của người vay mà nhiều nhân viên ngân hàng đã lợi dụng để bắt khách hàng đóng phí giải ngân. Trong khi khoản phí này lại không được Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về phí giải ngân?

Theo quy định của Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt và Thông tư số 01/TT-NHNN ngày 07/03/2007 của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thì:

Giải ngân vốn cho vay là một trong các khâu nghiệp vụ thuộc quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, không phải là nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động thanh toán. Do đó, việc thu phí liên quan đến hoạt động cho vay không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tu số 01/2007/TT-NHNN.

Phí giải ngân và những điều người vay cần biết 2

Ngân hàng Nhà nước không quy định thu phí giải ngân

Như vậy, có thể thấy thu phí giải ngân là không hợp lệ. Người vay cần biết điều này để khi được yêu cầu thu phí giải ngân, hãy giải quyết theo 3 cách sau:

  • Một là, sẽ đóng phí giải ngân nhưng yêu cầu nhân viên viết biên nhận;
  • Hai là, thắc mắc với nhân viên để được giải đáp, nếu nhân viên giải thích hợp tình hợp lý thì mới đóng;
  • Ba là, có thể hỏi tới cấp quản lý để biết phí giải ngân được thu tại ngân hàng là có hay không.

Ngoài phí giải ngân, còn một vấn đề người vay cần lưu ý khi vay tiền ngân hàng đó là không được ký trước giải ngân sau. Người vay chỉ ký khi chắc chắn tiền đã trên tay mình hoặc chuyển vào tài khoản của mình nếu không rủi ro người vay phải gánh lấy.

Như vậy có thể thấy, vay tiền ngân hàng chưa chắc đã là đã phương án an toàn nhất. Để không bị lừa, khách hàng cần nắm rõ các thủ tục vay vốn, phí giải ngân, thời gian giải ngân, các hình thức giải ngân nếu vay tiền mua nhà… Nếu có thắc mắc, phải hỏi kỹ nhân viên trước khi quyết định bất cứ hành động nào.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn