Quy định cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mới nhất

Cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là khái niệm mà không hẳn ai cũng nắm rõ, mặc dù trong đời sống có thể đã được nghe hoặc tiếp cận với các loại hình này.

Theo Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm các loại hình sau:

  • Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc các hình thức khác được quy định.
  • Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức được pháp luật quy định.
  • Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Xoay quanh các loại hình nhà ở thuộc sở hữu nhà nước kể trên, để có thể thuê ở, bắt buộc người thuê cũng như bên cho thuê phải đáp ứng nhiều điều kiện về đối tượng, giá cả và phương thức tiến hành.

nhà ở công vụ thuộc sở hữu nhà nước

Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Theo điều 82 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng sau thuộc trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tương ứng với mỗi loại hình là điều kiện cụ thể.

Đối với nhà ở công vụ

  • Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ.
  • Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên.
  • Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật nhà ở 2014 được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang.
  • Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
  • Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
  • Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của khoa học và công nghệ.

Điều kiện đặt ra là phải thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mìnhchưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.

Đối với nhà ở xã hội

Đối tượng được thuê phải thuộc 10 trường hợp mà pháp luật quy định trong văn bản hướng dẫn về nhà ở xã hội và phải đáp ứng các điều kiện về nhu nhập, nhà ở, nơi cư trú. (Anh/chị có thể xem thêm nội dung chi tiết trong bài viết: Nhà ở xã hội là gì? Điều kiện mua nhà ở xã hội)

Đối với nhà ở tái định cư

  • Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
  • Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.

Điều kiện là phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.

Đối với nhà ở cũ

Đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở cũ và có nhu cầu thì được giải quyết cho thuê căn nhà đó.

Thủ tục thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết vấn đề này. So với nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư, hai loại hình nhà ở còn lại có các quy định khá đặc thù về thủ tục. Với nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, giữa các bên liên quan ký hợp đồng thuê nhà ở với chủ đầu tư, đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Thủ tục đối với nhà ở công vụ

  • Đối tượng thuộc diện được thuê nhà ở công vụ chuẩn bị hồ sơ gồm 01 đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức và 01 bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức; nộp về Bộ Xây dựng.
  • Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc bố trí cho thuê nhà bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị nếu không phải có phản hồi bằng văn bản.
  • Căn cứ Quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Bộ Xây dựng, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ và người được thuê tiến hành ký kết hợp đồng thuê nhà ở.

Đối với thuê nhà ở cũ

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị thuê nhà ở;
  • Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).

Quy trình thực hiện

  • Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người hộp hồ sơ biết rõ lý do; nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét;
  • Trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định;
  • Căn cứ vào đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuê nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở.
  • Sau khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn