Quy trình thi công nhà xưởng đảm bảo chất lượng, an toàn [Chi tiết nhất]

Quy trình thi công nhà xưởng gồm những hạng mục nào? Có bao nhiêu giai đoạn để hoàn thiện 100% dự án? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ toàn bộ quy trình thiết kế, thi công nhà xưởng từ A đến Z đảm bảo chất lượng, an toàn.

Thiết kế nhà xưởng

Đơn vị thi công sẽ khảo sát địa điểm và mặt bằng thi công dự án ngay sau khi nhận được hồ sơ. Từ đó, họ sẽ lập phương án thi công thiết kế phù hợp với công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án. Mục tiêu là tạo ra một phương án thi công nhà xưởng tối ưu nhất. Thiết kế xây dựng nhà xưởng sẽ bao gồm:

- Thiết kế bản vẽ tổng quan

Để phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư và tình hình thực tế của khu đất xây dựng, các chuyên gia thiết kế và thi công sẽ lập ra các bản vẽ sau đây:

  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ chi tiết từng hạng mục
  • Bản vẽ phối cảnh 3D

Những bản vẽ này giúp chủ đầu tư có thể nắm bắt được quy mô tổng thể của dự án cũng như các chi tiết của từng hạng mục trong quá trình xây dựng.

- Thiết kế bản vẽ thi công

Tất cả các hạng mục xây dựng sẽ được biểu diễn rõ ràng trên bản vẽ thi công, bao gồm cả các chi tiết kiến trúc của từng phần như:

  • Bản vẽ khung thép tiền chế
  • Quy cách vật liệu
  • Kết cấu phần móng
  • Các nút liên kết
  • Phòng cháy cho từng hạng mục cụ thể
  • Các bản vẽ M&E

Đồng thời với việc chuẩn bị xây dựng, chủ đầu tư cũng phải hoàn tất các thủ tục pháp lý như xin giấy phép xây dựng và giấy phép PCCC. Bản vẽ thi công và bảng tiến độ thi công (BOQ) là những tài liệu quan trọng để giao nhận và kiểm tra chất lượng công trình sau khi hoàn thành.

>>> Xem thêm:

Chuẩn bị thi công nhà xưởng

Để thi công hiệu quả, quá trình chuẩn bị phải được thực hiện kỹ lưỡng và chi tiết nhất có thể. Bởi vì bất kỳ sự cố nào cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình và chất lượng tổng thể của dự án. Gồm:

- Chuẩn bị vật tư

Các cây thép và cấu kiện được các kỹ sư thiết kế chi tiết theo bản vẽ. Sau đó, họ lập kế hoạch, đặt mua thép hình và thép tấm từ các nhà cung cấp. Khi nhận được vật tư sẽ kiểm tra chất lượng và xuất xứ của thép xem có đúng với hợp đồng hay không. Nếu không có sai sót thì bắt đầu gia công các cây thép và cấu kiện theo thiết kế.

- Lập kế hoạch thi công

Nhà thầu thi công phải lập dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng để kiểm soát được tiến độ và chất lượng công trình, tránh phát sinh chi phí không cần thiết.

Để biểu diễn rõ ràng các công việc và hạng mục cần thiết, bảng tiến độ thi công phải bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan. Đó là các giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, lán trại tạm, đấu nối điện nước, thi công xây dựng và nghiệm thu, cũng như các công tác vệ sinh và bàn giao sau khi hoàn thành công việc thi công xây dựng.

Bản vẽ sắp xếp thi công phải chỉ rõ các nơi như đường giao thông, bãi chứa và xử lý vật liệu, khu ở cho công nhân, phòng quản lý,…

Ngoài ra, ở công đoạn chuẩn bị, đơn vị thi công (nhà thầu) sẽ đảm nhiệm thực hiện hồ sơ và thủ tục xây dựng nhà xưởng theo quy định hiện hành.

Thi công nhà xưởng

- Phần móng nền

Làm nền móng là công việc đặt nền tảng cho các công đoạn sau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình và nhu cầu của nhà xưởng, có thể chọn một trong hai phương án làm móng: móng đơn hoặc móng cọc.

Trước khi đổ bê tông cho phần móng, cần phải chôn sẵn các bu lông để kết nối với cột thép sau này. Sau khi hoàn thành phần móng, nhà thầu sẽ đổ đất và lu lèn cho đất nền theo đúng độ chặt và chiều dày quy định trong bản thiết kế.

Tiếp theo là dựng cốt thép và đổ bê tông cho phần nền. Để đảm bảo chất lượng của phần nền, cần phải bảo dưỡng bê tông theo quy trình và tránh để nền bị nứt hay thấm nước.

- Lắp ráp khung thép

Khung thép tiền chế là vật liệu phổ biến cho nhà xưởng hiện đại. Để đảm bảo chất lượng, khung thép được kiểm tra kỹ trước khi thi công. Quá trình lắp ghép khung thép cho nhà xưởng gồm các bước sau:

  • Lắp dựng khung thép: Bu lông sẽ được dùng để nối các bộ phận thép với nhau và cẩu nâng sẽ hỗ trợ quá trình lắp đặt.
  • Lắp xà gồ và cáp giằng: Làm cho khung thép ổn định hơn và giữ cho tấm lợp không bị rơi bằng cách gắn chúng vào mặt phẳng khung bên ngoài.

- Thi công vỏ bao che

Phần tường và mái là những thành phần chính của hệ thống che chắn bên ngoài nhà xưởng. Theo hồ sơ kỹ thuật đã có, tiến hành thi công tường bao và lắp đặt mái bằng tôn cho nhà xưởng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

Để đảm bảo hoạt động hiệu quả của nhà xưởng, cần phải có cơ sở hạ tầng đầy đủ và phù hợp. Những hạ tầng không thể thiếu cho một nhà xưởng là:

  • Lắp đặt ống nước
  • Lu nền đường, đá nền đường
  • Bảo dưỡng bê tông nền đường và cắt ron chống nứt

- Kiểm tra, thiết kế hệ thống kỹ thuật

Một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng nhà xưởng là hệ thống kỹ thuật. Hệ thống này gồm nhiều hệ thống khác nhau như:

  • Thông tin liên lạc; điện nước
  • Lắp ráp hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Thiết kế sàn nâng thủy lực, cầu lên container, bàn nâng thủy lực

- Khâu hoàn thiện

Sau khi hoàn thành các khâu trước trong quá trình thi công nhà xưởng, ta phải làm các việc sau ở khâu cuối cùng:

  • Thi công trần thạch cao cho công trình văn phòng
  • Kẻ vạch đường phân cách cho giao thông và hàng hóa
  • Trồng cây xanh cho khuôn viên
  • Vệ sinh toàn bộ nhà xưởng trước khi bàn giao

- Nghiệm thu và bàn giao công trình

Sau khi dọn dẹp toàn bộ nhà xưởng, đơn vị thi công sẽ kiểm tra và bàn giao lại cho chủ đầu tư.

Khi làm việc với thầu xây xây dựng xưởng, chủ đầu tư cần xem xét kỹ quy trình làm việc. Khi ký hợp đồng, ngoài yếu tố về giá cả, cam kết về tiến độ - thời gian bàn giao phải được trao đổi và nhắc đến chính xác trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và các kế hoạch vận hành.

Mong rằng thông qua quy trình thi công nhà xưởng chủ đầu tư sẽ nắm bắt và hiểu rõ quá trình xây dựng dự án từ lúc khởi công cho tới lúc hoàn thiện để có được một sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Tư vấn chi tiết quy trình xây dựng nhà xưởng cho từng diện tích, mục đích sử dụng.

Liên hệ tư vấn: 0833.022.023

Đánh giá của bạn