Bao lâu bắt buộc phải chuyển khẩu khi đến chỗ ở mới?

Việc chuyển đến một chỗ ở mới để thuận tiện cho công việc cũng như cuộc sống của cá nhân hoặc gia đình là điều chúng ta thường thấy hiện nay. Nhưng việc chuyển hộ khẩu cần phải tuân theo quy định của pháp luật về thủ tục chuyển hộ khẩu, thời gian chuyển hộ khẩu. Vậy sau khi đến chỗ ở mới, bao lâu phải chuyển hộ khẩu?

Thời hạn đăng ký thay đổi thường trú

Theo quy định tại khoản 3 điều 1 của Luật cư trú sửa đổi năm 2013, anh chị sẽ không phải bắt buộc chuyển khẩu ngay lập tức mà trong thời hạn kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới là 12 tháng thì có thể đăng ký thay đổi thường trú. Nếu đủ điều kiện về chỗ ở hợp pháp thì mới có thể làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

Chỗ ở hợp pháp bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền hoặc những phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ quá trình sinh hoạt của hộ gia đình và cá nhân. Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi thay đổi chỗ ở hợp pháp công dân phải làm thủ tục chuyển khẩu. Nếu quá thời hạn nói trên thì có thể bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Bao lâu bắt buộc phải chuyển khẩu khi đến chỗ ở mới? 3

Khi nào có thể đăng ký thay đổi thường trú?

Thêm một vấn đề nữa mà nhiều người quan tâm đó là chuyển hộ khẩu có cần làm lại chứng minh hoặc giấy tờ khác? Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/ NĐ-CP, đối với trường hợp nếu bạn đã chuyển hộ khẩu vào tỉnh khác thì phải làm thủ tục chuyển đổi chứng minh nhân dân. Còn trường hợp chuyển hộ khẩu trong cùng 1 tỉnh thì không cần phải đổi chứng minh nhân dân.

Những thủ tục đăng ký thường trú sau khi đổi chỗ ở mới

Để đăng ký thường trú vào chỗ ở mới bạn cần phải hoàn thành những bước và hoàn tất những loại giấy tờ dưới đây để quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ. Những giấy tờ để đăng ký thường trú vào chỗ ở mới được hướng dẫn tại Thông tư số 35/2014 của bộ Công An.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

1. 1 phiếu khai báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

2. 1 bản khai nhân khẩu (đối với nhân khẩu có độ tuổi từ 14 tuổi trở lên)

3. Những giấy tờ có liên quan chứng minh chỗ ở hợp pháp, bao gồm:

Giấy tờ, tài liệu chứng minh rằng chỗ ở mới hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của người đăng ký:

  • Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ đã có nhà ở trên mảnh đất đó.
  • Giấy phép được nhà nước cấp cho xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc những giấy tờ về giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
  • Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bạn giao nhà ở của doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán.
  • Giấy tờ mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở và có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp.
  • Nếu là nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì phải có giấy từ về giao tặng nhà, cấp nhà ở cho cá nhân hoặc hộ gia đình theo kế hoạch của Nhà nước hoặc những tổ chức, đối tượng khác.
  • Giấy tờ của tòa án hoặc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền về việc sở hữu nhà nước đã có hiệu lực pháp luật.
  • Giấy từ có xác nhận của UBND xã cấp về vấn đề nhà ở, đất không có tranh chấp, đất không nằm trong khu vực giải tỏa của nhà nước hoặc quyền sử dụng đất nhà ở nếu không có một trong những giấy tờ nêu trên.
  • Giấy tờ chứng minh đăng ký về phương tiện sử dụng như tàu, thuyền hoặc những phương tiện khác. Nếu không có giấy đăng ký thì phải có giấy xác nhận của UBND cấp về việc có phương tiện sử dụng và địa chỉ gốc của phương tiện đó.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn hoặc cho ở nhờ chỗ ở:

  • Cung cấp văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp.

Bao lâu bắt buộc phải chuyển khẩu khi đến chỗ ở mới? 2

Thủ tục đăng ký thường trú mới bạn nên bổ sung đầy đủ giấy tờ để tránh làm mất thời gian

4. Giấy chuyển hộ khẩu, đối với những trường hợp cần phải cấp cung cấp giấy chuyển hộ khẩu như:

  • Chuyển đi ra ngoài phạm vi của xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.
  • Chuyển đi ra ngoài phạm vi của huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 2: Nộp toàn bộ hồ sơ

Sau khi hoàn thành đầy đủ các giấy tờ nói trên, người cần chuyển khẩu nộp tại trụ sở Công an huyện, quận hoặc thị xã (đối với thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc tại trụ sở Công an xã, huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với tỉnh).

Bước 3: Tiến hành nhận sổ hộ khẩu mới tại nơi nộp hồ sơ.

Nếu công dân không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký địa chỉ thường trú thì sẽ chịu mức phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng theo điểm a khoản 1 điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Do đó, những công cần cần phải có nghĩa vụ thực hiện tốt việc chuyển khẩu để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như các thành viên trong gia đình.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn