Tìm hiểu cách quản lý hộ khẩu ở các nước trên thế giới

Mỗi nước trên thế giới đều có những cách quản lý công dân theo cách riêng của mình, điều này được xem là một công tác quan trọng trong việc phòng chống tội phạm, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của nước đó. Vậy cách quản lý hộ khẩu ở các nước trên thế giới như thế nào? Hãy cùng giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

Không thể nói cách quản lý của quốc gia nào tốt, cách quản lý của quốc gia nào chưa tốt vì mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng nhìn thực tế ở Việt Nam thì thấy, các vấn đề liên quan đến hộ khẩu rất phức tạp và rắc rối, ví dụ như thủ tục chuyển khẩu chẳng hạn. Khi chuyển đến chỗ ở mới, người chuyển phải tiến hành chuyển khẩu. Hay tách khẩu, nhập khẩu, thủ tục cũng rắc rối tương tự. Với nhiều nhược điểm còn tồn tại, người dân Việt Nam đang hy vọng rằng sẽ sớm chính thức loại bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân, để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, không chỉ cho người dân mà còn cho chính quyền và nhà nước.

Dưới đây là cách quản lý hộ khẩu của các nước khác trên thế giới. Đọc để biết chúng có gì giống và khác với cách quản lý hộ khẩu của nước ta.

Tìm hiểu cách quản lý hộ khẩu ở các nước trên thế giới 1

Một số nước trên thế giới vẫn đang sử dụng cách quản lý bằng hộ khẩu

Quản lý bằng giấy tờ căn cước công dân

Giấy tờ căn cước công dân hay còn gọi là thể căn cước được nhiều nước trên thế giới áp dụng, loại thẻ này được sử dụng vào mục đích cơ bản là nhận dạng và chứng minh danh tính của công dân. Thẻ căn cước cũng giống như chứng minh nhân dân, thẻ nhận dạng cá nhân được áp dụng cho mọi công dân từ độ tuổi 14-16 tuổi. Riêng các nước như Bỉ, Malaysia hoặc Hà Lan thì mốc tuổi bắt đầu được sử dụng là từ 12 tuổi. Còn đối với công dân sinh sống tại Pháp thì ở bất cứ ở độ tuổi nào cũng có quyền yêu cầu cấp thẻ căn cước.

Mỗi công dân phải có nghĩa vụ bắt buộc phải mang theo thẻ căn cước theo người, tránh những trường hợp không may xảy ra và cần đến thẻ căn cước. Đồng thời cũng đảm bảo về quyền lợi cho mỗi công dân.

Quản lý bằng hộ khẩu

Hộ khẩu là một trong những phương thức quản lý nhân khẩu của 1 số nước tại Châu Á. Quản lý bằng hộ khẩu là hình thức quản lý bắt nguồn từ Trung Quốc, được áp dụng từ năm 1953. Việc quản lý này được sử dụng rộng rãi ở một số nước như Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Đây là phương thức quản lý theo hộ gia đình, tập thể và chủ hộ là người chịu trách nhiệm.

Để hiểu rõ hơn về cách quản lý này cũng như sổ hộ khẩu là gì, hãy xem cách quản lý hộ khẩu ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Đối với Trung Quốc

Ngoài việc sử dụng hộ khẩu để nắm bắt về tình hình dân số, con người... thì Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng để thực thi chế độ hộ khẩu phân chia giữa đô thị và nông thôn. Nhằm quản lý tốt và nghiêm ngặt quá trình dịch chuyển từ vùng nông thôn vào thành thị.

Những cách quản lý hộ khẩu của Trung Quốc bao gồm:

  • Để hạn chế những người từ nông thôn di cư đến các thành phố lớn, bắt buộc công dân đó phải đóng tiền nghĩa vụ để tiến hành xây dựng các cơ sở hạ tầng đáp ứng đời sống của công dân. Mức đóng tiền ở thành phố Bắc Kinh là 5.000 nhân dân tệ (NDT). Bao gồm nhà ở, đường sá, trường học, bệnh viện... nhằm nâng cao đời sống của người dân được đảm bảo và ấm no hơn.
  • Đổi mới hướng quản lý hộ khẩu bằng cách gắn kết 4 loại giấy tờ là hộ khẩu, hộ tịch, chứng minh nhân dân và hộ chiếu thành 1 giấy tờ và tuyên bố hủy bỏ hết việc quản lý hộ khẩu như hiện nay. Đồng thời quản lý chặt chẽ việc đóng tiền nghĩa vụ của công dân cho các đô thị nếu họ muốn cư trú trong thời gian dài tại các thành phố.

Tìm hiểu cách quản lý hộ khẩu ở các nước trên thế giới 2

Phương thức quản lý hộ khẩu có còn dễ dàng trong thời đại hiện nay?

Đối với Nhật Bản

Mỗi công dân của Nhật Bản đều sẽ có sổ hộ tịch tương tự như sổ hộ khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, một vài trường hợp đặc biệt như xin cấp hộ chiếu thì người Nhật lại không cần đến sự hỗ trợ của sổ hộ tịch. Bên cạnh đó, khi đăng ký giấy khai sinh cho em bé mới ra đời thì tên của em bé sẽ tự động được nhập vào sổ hộ tịch của chủ hộ.

Ở Nhật Bản, người dân sẽ thường sử dụng phiếu cư dân hay phiếu chứng nhận nơi cư trú nhiều hơn. Công dân sinh sống ở Nhật phải đăng ký cư trú tại quận, huyện nơi đang cư trú. Phiếu cư trú sẽ cần để sử dụng cho việc đăng ký nhà đất, thi lấy giấy phép lái xe…

Một số cách quản lý dân cư khác

Mỗi đất nước sẽ có những phương thức quản lý sổ hộ khẩu khác nhau. Điển hình như ở Mỹ sẽ có cách quản lý công dân bằng số an ninh xã hội. Còn ở những nước phát triển thì chính phủ sẽ quản lý thông qua danh sách thuế, quản lý bằng hộ chiếu, thẻ căn cước điện tử để có thể nắm rõ được tình hình dân cư. Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đi lại, sinh sống và làm việc, đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý nhà nước về vấn đề công dân ở mỗi quốc gia.

Quản lý dân cư là việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo đời sống và quyền của mỗi công dân đã và đang sinh sống tại đất nước đó. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và đổi mới thì công tác quản lý dân cư đang là một trong những yêu cầu cấp bách của đất nước đang phát triển trong vấn đề bảo mật và bảo an cho công dân.

Xem thêm:

Đánh giá của bạn