Vùng công nghiệp: phân vùng công nghiệp tại Việt Nam
Vùng công nghiệp đang tạo nên hướng chuyên môn hóa, tập trung phát triển vào một số ngành công nghiệp và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của khu vực. Đây là mô hình được ứng dụng nhằm tạo sự liên kết của nhiều lĩnh vực kinh tế như: nông nghiệp, khai thác khoáng sản,....
Việc phân vùng công nghiệp hiện được dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ tại Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đã và đang phát triển công nghiệp, khu công nghiệp đều rất xem trọng nhiệm vụ này.
Vùng công nghiệp là gì?
Vùng công nghiệp có thể hiểu là vùng lãnh thổ rộng lớn (hàng ngàn hecta trở lên) được quy hoạch bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp.
Các vùng công nghiệp được hình thành đều sở hữu các đặc điểm cơ bản như:
- Điểm công nghiệp, dự án khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp nằm trong vùng công nghiệp phải có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt sản xuất.
- Có các nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp trong vùng.
- Vùng công nghiệp sẽ tập hợp rất nhiều ngành, trong đó một số ngành sẽ được xác định là trọng điểm và được đẩy mạnh trở thành các ngành đặc trưng của vùng.
- …
Hiện tại, hiệu quả các các vùng công nghiệp cụ thể sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách phát triển và phân bố ngành công nghiệp, đồng thời là cơ sở để kết hợp kế hoạch hóa và quản lý ngành trên toàn ngành công nghiệp của một quốc gia.
Danh sách các vùng công nghiệp tại Việt Nam
Tùy thuộc vào vị trí địa lý và đặc điểm phát triển ngành công nghiệp cụ thể của từng địa phương mà việc phân chia vùng công nghiệp và xác định định hướng ngành của từng vùng khác nhau.
Tính đến năm 2020, công nghiệp Việt Nam đang được chia thành 06 vùng cơ bản. Trong đó, số lượng tỉnh của từng vùng có sự chênh lệch khá lớn, mức độ tác động đến hiệu quả kinh tế chung cũng khác nhau. Cụ thể:
Vùng công nghiệp 1
Bao gồm 14 tỉnh thành chủ yếu nằm ở 02 khu vực Đông Bắc và Tây Bắc nước ta: Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng công nghiệp 1: thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Vùng công nghiệp 2
Bao gồm 14 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc)
Các ngành kinh tế định hướng phát triển vọng điểm của vùng công nghiệp 02 là: cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giày phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Vùng công nghiệp 3
Bao gồm 10 tỉnh thành có đặc điểm tương đồng của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ: Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế
Ngành công nghiệp trọng điểm của vùng công nghiệp 3 là: công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giày, ngành điện tử và công nghệ thông tin.
Vùng công nghiệp 4
Bao gồm 4 tỉnh thành khu vực Tây Nguyên (không bao gồm Lâm Đồng): Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum
Ngành công nghiệp trọng điểm của khu vực này hiện là: thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản.
Vùng công nghiệp 5
Bao gồm 8 tỉnh thành Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh
Ngành công nghiệp trọng điểm gồm: công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giày chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Hiện tại vùng công nghiệp 5 đang mang lại hiệu quả bứt phá nhất so với các vùng còn lại. Bên cạnh sự đa dạng trong các ngành công nghiệp trọng điểm, vùng công nghiệp 5 đang tiếp nhận nguồn vốn đầu tư FDI khủng và thử nghiệm hàng loạt dự án khu công nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại và các loại hình khu công nghiệp phản ánh đúng xu hướng phát triển trên thế giới. Đây cũng là vùng sử dụng đất khu công nghiệp hiệu quả với tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp đều đã đặt trên 75%.
Vùng công nghiệp 6
Bao gồm 13 tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long
Các ngành công nghiệp trọng điểm hiện có: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.
Hiện tại, cách phân chia vùng công nghiệp ở Việt Nam đã và đang mang lại hiệu quả rất tốt trong việc tận dụng nguồn tài nguyên của các địa phương trực thuộc vùng và nguồn lao động tại chỗ. Cùng với nhiệm vụ tiếp tục phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, ban quản lý vùng công nghiệp và các đơn vị cấu thành vùng công nghiệp sẽ phải có những thay đổi kịp thời để phát huy tối đa năng lực vùng. Đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh song song với hỗ trợ giữa 06 khu vực với nhau.
>>>> Xem thêm: